Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi 66.000 USD mua thuốc tăng trưởng để con trai cao thêm một cm

Các chuyên gia y tế Trung Quốc lo ngại khi phụ huynh nước này như đang chạy đua sử dụng hormone tăng trưởng tổng hợp cho con.

Chiều cao trở thành nỗi ám ảnh của phụ huynh nhiều nước châu Á. Ảnh: CNA.

Chiều cao đã trở thành một trong những tiêu chí lựa chọn bạn đời, cơ hội nghề nghiệp ở Trung Quốc. Chính vì thế, việc cha mẹ chạy đua để con cái có chiều cao vượt trội là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nhưng nỗi ám ảnh về chiều cao khiến người dân Trung Quốc trở nên cực đoan. Phụ huynh tại quốc gia này cũng thường cho con đeo đai giữ thẳng lưng cả ngày từ khi còn nhỏ để tránh việc con cái bị gù. Sau đó, hormone tăng trưởng dần phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu.

Lạm dụng hormone tăng trưởng

Gần đây, phương tiện truyền thông Trung Quốc dẫn thông tin về báo cáo số ca tư vấn nội tiết tại Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh tăng gần gấp đôi kể từ tháng 7. Đặc biệt, 90% trong số đó là các phụ huynh hỏi về chiều cao của con. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tiêm cho con những mũi tiêm tăng chiều cao.

Những mũi tiêm này tạo ra sự phát triển và tăng trưởng cho xương tương tự như hormone tăng trưởng do con người sản sinh ra. Nó được bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho trẻ em chậm phát triển hoặc thiếu hormone tăng trưởng. Phương pháp điều trị này cũng được áp dụng cho trẻ em mắc các bệnh như hội chứng Turner, hội chứng Prader-Willi và hội chứng sổ tạng bẩm sinh.

Nhu cầu tiêm "thuốc tăng chiều cao" trở thành một xu hướng ngày càng tăng ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Điều này nghiêm trọng đến mức các chuyên gia y tế gióng hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm dụng kê đơn hormone tăng trưởng.

Theo Nikkei Asia, số liệu năm 2019 cho thấy phương pháp điều trị hàng năm cho thuốc dạng bột có giá gần 2.600 USD, dạng lỏng là 5.800 USD. Thuốc tiêm định kỳ khoảng 27.000 USD. Liệu trình cần mất 2-5 năm.

Nhu cầu ngày càng tăng đã mang lại lợi ích khổng lồ cho công ty sản xuất hormone tăng trưởng lớn nhất Trung Quốc - GeneScience Pharmaceuticals (GeneSci). Từ 2016 đến 2020, doanh nghiệp này tăng doanh thu hàng năm hơn 4 lần.

thuoc tang truong anh 1

Cha mẹ Trung Quốc bước vào cuộc chạy đua hormone tăng trưởng cho trẻ với mục tiêu con có chiều cao vượt trội. Ảnh: Alarm.

Bất chấp để tiêm hormone cho con

Tuy nhiên, không nản lòng trước giá thuốc cao, việc sử dụng hormone tăng trưởng cho trẻ vẫn rất phổ biến.

Khi các bệnh viện công lớn từ chối lời đề nghị của phụ huynh, nhiều người đã tìm đến viện tư. Một số đi xa hơn để mua hormone từ những kênh khác và tự tiêm cho con mình.

Tiến sĩ Lin Ming, chuyên gia khoa Nội tiết Nhi, Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán, tiết lộ phụ huynh đang quan tâm thái quá tới chiều cao của con. "Chỉ một số rất nhỏ thực sự cần sử dụng liệu pháp hormone tăng trưởng. Hầu hết trẻ chỉ cần chế độ ăn đủ chất và cân bằng, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý. Chúng không cần hormone tăng trưởng để tăng chiều cao", ông Ming nói.

Ông Huang Ke, Phó giám đốc Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng trực thuộc Đại học Chiết Giang, chứng kiến một bà mẹ chi tổng cộng 480.000 nhân dân tệ (tương đương 66.000 USD) cho các liệu pháp tiêm hormone cho con trai mình. Mục đích chỉ để cậu bé chỉ cao thêm một cm (0,4 inch).

Một cặp vợ chồng khác cũng chi hơn 500.000 nhân dân tệ (tương đương 69.000 USD) để điều trị cho con bằng hormone tăng trưởng trong 2,5 năm.

Tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách

Các chuyên gia cảnh báo những đứa trẻ vốn đang khỏe mạnh nhưng đã phải trải qua những phương pháp điều trị tốn kém mà không chắc sẽ thành công. Với những ca thành công, trẻ cũng chỉ có thể cao thêm nhiều nhất là 4-6 cm, theo Bệnh viện Bắc Kinh Thanh Hoa Trường Canh.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương 4 ở Thiên Tân, ông Li Sujie cảnh báo nguy cơ của việc sử dụng hormone tăng trưởng không đúng cách. Các phương pháp điều trị dựa trên trẻ bị thấp lùn do bệnh lý hoặc vô căn. Nó không dành cho trẻ em đang chiều cao bình thường.

Các chuyên gia của Bệnh viện Bắc Kinh Thanh Hoa Trường Canh cũng đưa ra quan điểm tương tự. Họ cảnh báo phụ huynh không nên lạm dụng, chạy đua theo những phương pháp này. Nó có thể gây ra phản ứng ngược, như trẻ phát triển quá nhanh ở tuổi dậy thì, các mảng tăng trưởng không đồng nhất.

Việc sử dụng không đúng liều hormone tăng trưởng cho trẻ khỏe mạnh cũng có thể dẫn đến phù nề, bệnh cơ tim, kháng insulin, đột quỵ, tăng nhãn áp, viêm khớp, tăng áp lực nội sọ vô căn và nữ hóa tuyến vú.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe

Rối loạn lưỡng cực là gì

Đặc trưng của người mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar) là thất thường cảm xúc và thay đổi liên tục, điều trị không dễ.

Liệt một bên vì nhầm triệu chứng đột quỵ với bệnh khác

Bị chẩn đoán nhầm thành cảm lạnh và nhiễm trùng tai, Danielle Lance được cho về nhà điều trị. May mắn, cô được đưa đến viện kịp thời, cứu khỏi cơn đột quỵ.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm