Chết cười những biển hiệu dịch ‘thô’ khó đỡ
Bia đá, biển quảng cáo, thực đơn nhà hàng,... có những lỗi dịch thuật ngô nghê không theo quy chuẩn nào.
Mấy ngày nay, cư dân mạng đang truyền tay nhau bức ảnh chụp tấm bia đá đặt trước cây gạo đền Mõ tại Hải Phòng - một cây cổ thụ đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Điều khiến người xem bàn tán xôn xao chính là những từ chuyển ngữ tiếng Anh rất ngô nghê trên in trên tấm bia. |
Cụ thể, cụm từ “Cây gạo đại thụ” được dịch là “PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCE”; “Trồng năm 1284” dịch thành “PLANTED IN 1284”; “Giáp thân” dịch thành “BODY ARMOR”. Người dịch đã dựa vào công cụ Google Translate với cách dịch “word-by-word" (từ sang từ) cực kỳ ngớ ngẩn. Với cụm từ "CÂY GẠO ĐẠI THỤ" thì từ “CÂY” được dịch thành “PLANT”, từ “GẠO” thành “RICE”, “ĐẠI” thành “UNIVERSITY” (Đại học), “THỤ” thành “ACCEPTANCE” (thu nhận). Trong cụm từ "GIÁP THÂN", từ “GIÁP” = “Armor” (áo giáp), còn chữ “THÂN” = “BODY” (nghĩa là thân thể). Một số cư dân mạng "vui tính" còn dịch "nốt" cụm từ còn lại như "CANH DẦN" = "SOUP TIGER". |
Trong thực đơn của một nhà hàng, gà ác được dịch là con gà ác độc... |
Dưa bao tử chấm muối = melon (dưa chuột) + stomatch (bụng, bao tử) + dot (dấu chấm) + salt (muối). Dưa cà được dịch thành dừa cà phê... |
Dê hấp xả ớt được dịch là dê xã hội hấp dẫn. Ngọc dương hấp dịch thành Ngọc dương hấp dẫn... |
Tiếng Anh đã được Việt hóa theo kiểu "đọc thế nào viết thế ấy": House foren (House for rent). |
"Phòng hồi sức" thành "phòng hồi sinh". |
"Bánh gối" được dịch thành "gối để ngủ", "bia các loại" sang tiếng Anh là "bia của những đứa trẻ"... |
Theo Kiến Thức