Không chỉ phát triển sản phẩm công nghệ cho người dùng, các nghiên cứu của kỹ sư AI tại Zalo còn được ứng dụng tại văn phòng.
Hiện đại và an toàn hơn
Ngọc Thanh là nhân viên hành chính tại Zalo. Mỗi ngày đến văn phòng làm việc, Thanh khá quen thuộc với câu nói “Chào chị Thanh” phát ra từ hệ thống nhận diện gương mặt Face ID ở cửa ra vào. Thanh cho biết đó là cách cô và tất cả thành viên ở Zalo bắt đầu ngày mới.
Tuy đi làm trong bối cảnh dịch Covid-19, Ngọc Thanh vẫn cảm thấy an toàn vì mọi người đều đeo khẩu trang để AI nhận diện khuôn mặt, nếu là nhân viên sẽ được mở rào chắn vào văn phòng. Không ai phải tháo khẩu trang, lăn tay hay quẹt thẻ. Điều này hạn chế được nguy cơ lây nhiễm virus tại nơi làm việc. Chưa kể, hệ thống check-in thông minh này do đồng nghiệp của cô làm ra.
Mỗi sáng đến văn phòng, Ngọc Thanh đều nhận được lời chào từ hệ thống Face ID. |
“Tôi thực sự bất ngờ vì không cần cởi khẩu trang, AI vẫn có thể nhận diện. Đến nay, Face ID chưa bao giờ nói sai tên mà tốc độ nhận diện lại nhanh hơn. Tính năng này hiện đại hơn nhiều so với trên điện thoại”, Ngọc Thanh chia sẻ.
Thanh cho biết từ khi có Face ID, một ngày đi làm của cô trở nên thuận tiện và hiện đại hơn nhiều. Khi quên mang thẻ nhân viên hay tay cầm nhiều đồ, cô vẫn có thể ra vào cửa nhanh chóng.
Nhân viên Zalo quen thuộc với việc đeo khẩu trang để AI nhận diện thay vì quẹt thẻ ra vào. |
Zalo được biết đến là một trong những tổ chức công nghệ hàng đầu Việt Nam, là “cha đẻ” của các sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu hàng chục triệu người dùng như Zalo PC, Zing MP3, Kiki... Tuy nhiên, chưa nhiều người biết rằng Zalo còn phát triển những sản phẩm công nghệ tiên tiến, đặt tại văn phòng để mỗi ngày đi làm của nhân viên là một ngày trọn vẹn và hiện đại.
“Người tiên phong luôn có lợi thế”
Ý tưởng về Face ID không còn mới và công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng có từ lâu, nhưng chưa nhiều đơn vị ứng dụng Face ID vào thực tế. Đón đầu xu hướng đó, các kỹ sư Zalo AI nghiên cứu và xây dựng nên hệ thống nhận diện Face ID. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, việc mở cửa ra vào không chạm dần trở nên cần thiết.
Anh Chương Nguyễn là người phụ trách nhóm phát triển các sản phẩm Machine Learning Zalo. |
Face ID là dự án cần nhiều thành tố. Kỹ sư AI phác thảo từng thành tố riêng và gắn kết chúng để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Anh Chương Nguyễn (Zalo AI Lab) chia sẻ: “Với Face ID, chúng tôi tự thiết kế, xây dựng phần cứng, huấn luyện mô hình và cải tiến nhiều mẫu phiên bản khác nhau. Trong mỗi lần cải tiến, chúng tôi đều lắng nghe phản hồi của người dùng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sản phẩm”.
Một trong những thách thức lớn nhất nhóm kỹ sư gặp phải trong quá trình phát triển hệ thống Face ID là đa phần công nghệ có sẵn trên thế giới không tập trung phát triển cho người châu Á. Vì thế, họ phải dựa trên công nghệ mới và phát triển cho phù hợp các đặc trưng khuôn mặt của người Việt.
Ngoài ra, giai đoạn “thai nghén” Face ID cũng là giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Điều này càng khiến quá trình phát triển sản phẩm đối mặt nhiều thách thức.
Zalo là một trong những tổ chức tiên phong ứng dụng Face ID vào cuộc sống. |
Là một trong những tổ chức đi đầu ứng dụng Face ID vào cuộc sống, đội ngũ phát triển hệ thống Face ID tại Zalo quan niệm rằng người tiên phong luôn có lợi thế. Theo đó, bạn không có nhiều kinh nghiệm để tránh những “cái hố” nhưng đổi lại có lối đi riêng và không bị so sánh với bất kỳ ai. Đúng như kỳ vọng, sau khi ra mắt, Face ID được tất cả nhân viên đón nhận và sử dụng mỗi ngày, trở thành dấu ấn tại văn phòng Zalo.
Đội ngũ Zalo AI không ngừng nâng cao tính chính xác của hệ thống Face ID và tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng sản phẩm vào nhiều nhu cầu thực tế, đơn cử như gửi xe không dùng thẻ. Trong tương lai, Zalo AI sẵn sàng hợp tác để ứng dụng Face ID nhằm nâng cao tính bảo mật cũng như sự tiện lợi cho người dùng ở các bệnh viện, công trường, công sở...
Bình luận