Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chế bẫy bắt cua, cá độc đáo ở miền Bắc

Rọ, đó là những tên gọi của chiếc bẫy dùng để bắt tôm, cua, cá của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đan lát kỳ công nhưng giá bán chỉ khoảng 5.000 - 10.000 đồng/chiếc.

Nghề đan rọ và đó ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) phát triển mạnh tại hai thôn Nội Lăng và Tất Viên, đem lại 50% thu nhập cho người dân. Toàn xã có hơn gần 10.000 nhân khẩu với trên 2.100 hộ được phân bố ở 5 thôn.

Để có được một chiếc đó, rọ, người làm nghề phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Lao động là người có đủ độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già, đàn ông đàn bà đều thành thạo với nghề.

Sau những buổi làm đồng về, người dân nơi đây lại bắt tay vào việc đan đó, đan lờ tôm, cá. Là nghề truyền thống và hoàn toàn bằng thủ công nên để hoàn thiện một sản phẩm đối với người thợ lâu năm gần 10 chiếc/ngày.

Ông Biên, một người thợ đã có hàng chục năm gắn bó với nghề cho biết, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở các vùng chiêm trũng. "Giá thành không được bao nhiêu nhưng là truyền thống, mọi người phải có nhiệm vụ giữ lấy nghề của cha ông", ông nói.

Nguyên liệu chính của đó, rọ, lờ tôm cá là nứa (mua về theo kg), nhập từ vùng núi về. Nứa được pha nhỏ như sợi lạt, kích thước tuỳ theo loại sản phẩm. 

Khi chiếc đó hoàn thành, các nghệ nhân đem gác bếp để cho nhanh khô và chống được mối mọt và cũng bền hơn khi ngâm dưới nước nhiều ngày. Mỗi chiếc được bán giá từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng.
Độc đáo của nghề này còn ở chỗ cách xếp đó trên xe đạp chuyên dụng. Mặc dù đó, lờ được xếp chồng chất rất cao nhưng người điều khiển vẫn không cảm thấy vướng víu khi đi lại. Đó được xếp như một tổ ong khổng lồ, vừa có thể che nắng, che mưa. Sản phẩm được đem đi tiêu thụ ở các vũng trũng trong huyện Tiên Lữ cùng các tỉnh lân cận như Bắc Ninh như Hải Dương, Hải Phòng… để cho người nông dân bắt tôm, cua, cá, lươn…

Võ Việt

Bạn có thể quan tâm