Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Âu 'đình chiến' với virus

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/2 cho biết hai năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, châu Âu có thể sẽ sớm bước vào “thời kỳ yên ổn".

WHO đánh giá châu Âu có thể sớm bước vào “thời kỳ yên ổn" nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn, giữa lúc mùa đông lạnh giá sắp kết thúc, AFP đưa tin ngày 3/2.

“Bối cảnh hiện nay mở ra hy vọng cho chúng ta về giai đoạn lắng dịu trong một thời gian dài”, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge phát biểu trước báo chí.

Ông cho biết giai đoạn này có thể được xem như một "lệnh ngừng bắn" mang lại sự yên ổn về lâu dài cho khu vực.

dich Covid-19 o chau Au anh 1

WHO dự báo hai năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, châu Âu có thể sẽ sớm bước vào “thời kỳ yên ổn". Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, theo ông Hans Kluge, việc ngày càng nhiều người có khả năng miễn dịch sau khi mắc bệnh hoặc tiêm vaccine, kết hợp với sự thay đổi mùa, cũng đặt châu Âu vào vị trí tốt hơn để ứng phó với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới.

“(Chúng ta) có thể ứng phó với các biến chủng mới mà không cần tái áp đặt những biện pháp như trước đây”, ông Kluge nhấn mạnh. “Kể cả với biến chủng có khả năng lây truyền nhanh hơn, độc lực mạnh hơn” biến chủng Omicron.

Tuy nhiên, ông lưu ý điều này "không có nghĩa là (đại dịch) đã kết thúc", nhưng "có một cơ hội duy nhất để kiểm soát sự lây nhiễm".

Quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi để phát hiện các biến chủng mới.

Ông cũng kêu gọi giới chức y tế bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương vì dịch Covid-19 và khuyến khích người dân, nâng cao trách nhiệm cá nhân, chẳng hạn như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Với sự lây lan nhanh của biến chủng Omicron, số ca mắc Covid-19 mới đang tăng mạnh ở khu vực châu Âu, gồm 53 quốc gia, và cả một số nước Trung Á. Theo WHO, khu vực này đã ghi nhận hơn 12 triệu ca mắc mới vào tuần trước, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tuy nhiên, khu vực này lại chứng kiến tỷ lệ nhập viện thấp hơn so với các đợt dịch trước. Trong bối cảnh đó, một số nước như Pháp, Ireland và Vương quốc Anh đã thông báo dỡ bỏ hoặc giảm đáng kể các hạn chế, bất chấp các trường hợp nhiễm vẫn ở mức cao.

Phát biểu trước Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư, ông Kluge cũng bày tỏ quan ngại về "tác động thảm khốc" mà đại dịch đã gây ra đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới.

Trong ba tháng cuối năm 2021, việc khám và điều trị ung thư đã bị gián đoạn từ 5% đến 50% ở tất cả quốc gia được khảo sát.

“Tình hình đã được cải thiện”, ông nói. "Nhưng tác động trực tiếp của sự gián đoạn này sẽ được cảm nhận trong nhiều năm".

Ông Kluge kêu gọi giới chức y tế châu Âu tận dụng “giai đoạn yên ổn" sắp tới của dịch Covid-19 ​​để giảm bớt tình trạng tồn đọng trong việc chăm sóc, khám chữa các bệnh mạn tính.

WHO: Omicron có thể kết thúc đại dịch ở châu Âu

Giám đốc WHO tại châu Âu cho biết biến chủng Omicron đã đưa Covid-19 sang một giai đoạn mới và có thể khiến đại dịch kết thúc ở khu vực này.

Đại dịch hậu Omicron

Các chuyên gia dự đoán thế giới có thể chứng kiến một "giai đoạn yên tĩnh" sau tháng 3, trước khi làn sóng dịch quay trở lại vào mùa đông nhưng không còn nghiêm trọng như trước.

Phiên bản mới của Omicron

Sự xuất hiện của BA.2 - chủng phụ của biến chủng Omicron - khiến WHO phải xem xét liệu nó có đặt ra thách thức mới cho các quốc gia trong tiến trình thoát khỏi đại dịch hay không.

Minh An

Bạn có thể quan tâm