Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Châu Á có thể dẫn dắt tự do hóa thương mại toàn cầu'

Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho rằng châu Á "có thể là tấm gương cho thế giới" về quá trình tự do hóa thương mại nếu nhìn vào sự phát triển kinh tế khu vực.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về việc liệu châu Á có thể trở thành đầu tàu trong quá trình tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa hay không, ông Denis Hew nhận định: “Chúng ta có thể".

"Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á và Đông Bắc Á, hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa", ông Hew cho biết buổi giới thiệu Báo cáo của Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC ngày 17/5. "Chúng ta có thể thấy con số thương mại, đầu tư, tiêu chuẩn sống và kinh tế tăng trưởng như thế nào, và nhiều nền kinh tế trong khu vực hưởng lợi như thế nào".

cac xu the o khu vuc o APEC anh 1
Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew trong cuộc họp báo ngày 17/5 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu.

Là công dân Malaysia, ông chia sẻ đã chứng kiến nền kinh tế của nước mình tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 20 - 30 năm qua. Denis Hew cũng đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng trong vòng 45 năm qua. Căn cứ vào thực tế đó, ông cho rằng châu Á "có thể là tấm gương cho thế giới" về quá trình thực hiện tự do hóa thương mại.

Về sự bế tắc của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực, ông Hew cho biết: "Mặc dù TPP sụp đổ, có nhiều vấn đề đối với thế hệ mới của hiệp định thương mại tự do mà APEC có thể xem xét và đưa vào chương trình nghị sự". Trong số đó, thương mại số là lĩnh vực mà APEC đang cố gắng xét xem làm thế nào có thể tạo điều kiện để phát triển.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về việc các thành viên APEC đã tới gần mục tiêu Bogor đến mức nào, ông Hew nói "có rất nhiều tiến triển mà APEC đã đạt được, ví dụ như về hàng rào thuế quan".

"Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều chưa làm được. Chúng ta đang lo ngại về sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, các biện pháp phi thuế quan. Chúng ta cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc thúc đẩy ngành dịch vụ", Denis Hew nhận định. "Chúng ta vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu".

Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC nhận định đối với mục tiêu Bogor 2020, tất cả các trưởng SOM đang cố gắng đánh giá những nỗ lực đã đạt được, đồng thời xem xét mục tiêu là sau 2020.

"Mục tiêu Bogor từ 1994, tức là lâu lắm rồi. Thế nên khi hướng đến 2020, chúng ta cần xem xét cả những thách thức nổi lên hiện nay, ví dụ như ô nhiễm môi trường", ông cho biết.

Khai mạc Hội nghị Quan chức cấp cao APEC lần thứ hai

Hội nghị Quan chức cấp cao APEC lần thứ hai (SOM 2) khai mạc sáng nay 17/5 tại Hà Nội với sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

5 hoạt động lớn của hội nghị SOM 2 APEC ở Hà Nội

Ngày 14/5, đại biểu các nền kinh tế APEC tiếp tục hội nghị SOM 2 với 5 hoạt động lớn liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã chủ trì một cuộc họp trong số này.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm