Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Á chạy đua tên lửa

Tình trạng bất ổn trên bán đảo Triều Tiên khiến châu Á sốt sắng trang bị những loại tên lửa chiến lược để đối phó trong tương lai.

Châu Á chạy đua tên lửa

Tình trạng bất ổn trên bán đảo Triều Tiên khiến châu Á sốt sắng trang bị những loại tên lửa chiến lược để đối phó trong tương lai.

Bình Nhưỡng tiếp tục tăng tiềm năng răn đe hạt nhân.

Các chuyên gia Mỹ cho hay, bãi thử nghiệm tên lửa Musudan ở phía Đông Bắc Triều Tiên đang được khẩn trương hiện đại hóa. Bình Nhưỡng thì tuyên bố tiếp tục tăng tiềm năng răn đe hạt nhân đến khi Mỹ chấm dứt chính sách thù địch.

Những yếu tố này chứng minh một điều: Bình Nhưỡng đang dựng một bệ phóng mới cho tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng và các tên lửa đạn đạo.

Dù vậy, những giả thuyết này chưa thuyết phục được nhà phân tích Konstantin Asmolov, Viện Viễn Đông: “Quả là có những hoạt động nào đó ở bãi thử nghiệm tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh không phải lúc nào cũng là bằng chứng đầy đủ. Cần tới kết luận có thẩm quyền của các chuyên gia kỹ thuật, nếu không điều này chỉ giống như sự phỏng đoán”.

Chỉ những ai muốn thuyết phục mọi người về mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên mới có thể chấp nhận bằng chứng như vậy và đây còn là một cái cớ hay để tăng thêm ngân sách quốc phòng. Hàn Quốc đang bổ sung cho quân đội 2,5 tỷ USD để mua 500-600 tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh mới dù quân đội Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với Triều Tiên. Theo một nguồn tin giấu tên của Triều Tiên, trong quân đội Hàn Quốc phổ biến tư tưởng nếu các chính trị gia không gây trở ngại, họ sẽ tiêu diệt Bắc Triều Tiên trong vòng 90 giờ.

Mới đây, Hạ viện Mỹ kiến nghị Tổng thống Barack Obama đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại Hàn Quốc. Trong khi Nhà Trắng tỏ ra hoài nghi với sáng kiến này, Seoul quyết định giữ im lặng, Bình Nhưỡng vội vã phản ứng mạnh mẽ. Triều Tiên cảnh báo sẽ phản ứng cương quyết với việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên bán đảo. Nhiều khả năng, Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân nhằm răn đe những "diều hâu" ở Washington và Seoul.

Nhà phân tích Konstantin Asmolov nhận định, trong bất kỳ trường hợp, đây là vòng xoáy mới của sự căng thẳng và có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm. “Điều đáng sợ và làm tôi thực sự lo ngại là trong tình huống căng thẳng như vậy, có thể xảy ra xung đột bởi những lý do tình cờ. Sau sự việc ở đảo Yeonpyeong, cả hai bên đều được trang bị hướng dẫn đáp trả hành động khiêu khích không cần mệnh lệnh bổ sung. Vì vậy, có thể xảy ra tình huống không hay, khi quyết định leo thang xung đột sẽ được thực hiện không phải từ cấp trên mà từ phía dưới, ở cấp độ các tư lệnh khu vực”.

Tin bài đang được quan tâm
>>  Trung Quốc bắt tay Mỹ lãnh đạo thế giới?
>>  Việt Nam - Trung Quốc đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
>>  Đàm phán hay không, Iran vẫn có thể bị không kích
>>  Philippines chi gần 2 tỷ USD mua vũ khí
>>  Thế trận binh lực của Trung Quốc: Vành đai Đông Nam 

Theo Ruvr

Theo Ruvr

Bạn có thể quan tâm