Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chặt bỏ loạt cây cổ thụ chết khô ở Hà Nội

Nhiều cây cổ thụ trong công viên Bách Thảo (Hà Nội) đã bị chặt bỏ do bị chết khô, có nguy cơ gãy đổ gây mất an toàn cho người dân.

Cay co thu chet kho anh 1

Công viên Bách Thảo (quận Ba Đình) được xây dựng năm 1890 bởi người Pháp với mục đích duy trì, bảo tồn và phát triển các nguồn cây quý của Việt Nam. Đây còn là điểm tham quan, vui chơi nổi tiếng của người dân và du khách khi ghé thăm Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay trong công viên đang có 11 cây chết khô, trong đó có nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm.

Cay co thu chet kho anh 2

Trong ngày 27/4, Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội đã tiến hành chặt bỏ nhiều cây cổ thụ sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng những cây này có thể gãy đổ gây mất an toàn.

Cay co thu chet kho anh 3

Một đại diện của Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, loạt cổ thụ chết khô được phản ánh thời gian gần đây đã chết từ nhiều năm trước. Công ty chính thức nhận được chỉ đạo chặt bỏ cây trong tháng 4 nên mới đang trong quá trình thực hiện.

Cay co thu chet kho anh 4

Hiện có hai cổ thụ kích thước lớn, sát với lối đi lại trong công viên được tiến hành chặt bỏ và di dời khỏi khuôn viên khu Bách Thảo. Cũng theo người đại diện Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội, kích thước của cổ thụ rất lớn nên quá trình thực hiện khá tốn thời gian, nhân lực và còn gặp nhiều khó khăn.

Cay co thu chet kho anh 5

“Để nhấc được một gốc cây có đường kính trên 1 m lên, chúng tôi đã phải mất hai tuần để đào, chặt, cưa nhỏ từng nhánh rễ”, vị này cho biết.

Cay co thu chet kho anh 6

Ngoài hai cây đang được loại bỏ, nhiều cây cổ thụ đã chết khác cũng đã được cắt ngọn, cành, chằng chống nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Cay co thu chet kho anh 7

Tất cả cây bị chết khô trong công viên đều được dán biển cảnh báo nguy hiểm.

Cay co thu chet kho anh 8

Một số cây khác cũng có phần gốc và thân bị mục do chết đã lâu ngày.

Cay co thu chet kho anh 9

Là nghiên cứu viên tại viện Ứng dụng công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, chị Lê Thị Hải Yến (áo xanh) cho biết: “Nguyên nhân cổ thụ lâu năm chết đa phần do bị các loại côn trùng như mối xâm hại, bên cạnh đó là những loại nấm mốc ký sinh làm cho cây bị suy dinh dưỡng và chết theo thời gian”.

Cay co thu chet kho anh 10

“Trước những loại nấm ký sinh lên cây còn sống, chúng ta chỉ có thể hạn chế bằng cách loại bỏ chúng khỏi thân cây chứ không can thiệp, cứu chữa thêm được vì đây là quy luật sinh tồn của tự nhiên”, chị Yến nói thêm.

Cay co thu chet kho anh 11

Trước tình trạng này, nhiều người dân cảm thấy nuối tiếc vì tuổi đời hàng trăm năm của các loại cây. “Dù khá xót xa, tôi nghĩ vẫn nên chặt loại bỏ đi vì có thể gãy đổ, gây nguy hiểm đến người vui chơi trong công viên”, Hoàng Anh (quận Ba Đình) chia sẻ.

Sách chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

The Climate Book - Thunberg đã viết cuốn sách này với niềm tin mãnh liệt của tuổi trẻ và tính bộc trực của một nhà hoạt động, điều giúp cuốn sách trở nên tươi mới. Thông qua đó, Greta đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng về việc cô nhìn thấy thế giới đã bị xói mòn như thế nào, màu xanh cỏ cây dần bị mai một ra sao và đã bao lâu con người không nhận thức được điều đó.

Cuốn sách được tờ The Guardian đánh giá là một lời kêu gọi mạnh mẽ nhưng chưa có sức nặng về giải pháp cho các vấn đề khí hậu.

Thụy Trang

Bạn có thể quan tâm