Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chấp nhận vất vả, thiệt thòi để sớm trở lại cuộc sống bình thường'

"Phải có giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để, hiệu lực hơn để sớm chấm dứt dịch bệnh, quyết không để dây dưa, kéo dài", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM chiều 6/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định một tháng qua, thành phố đã rất nỗ lực và quyết tâm để bảo vệ cuộc sống nhân dân.

"Nhân dân thành phố tuy rất khó khăn, chịu nhiều sự bất tiện nhưng vẫn đồng sức, đồng lòng, có nhiều việc làm, hành động đáng quý. Đây là việc phải tiếp tục phát huy", Phó thủ tướng nói.

Quyết không để dây dưa

Phó thủ tướng đánh giá thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Dịch bệnh tại TP.HCM đang lây lan đến các địa phương khác.

"Phải có giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để, hiệu lực hơn để sớm chấm dứt dịch bệnh, quyết không để dây dưa, kéo dài. Phải tiếp tục siết chặt tay nhau, chấp nhận vất vả hơn, thiệt thòi hơn thời gian ngắn để sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Tinh thần là cả nước chia sẻ cùng TP.HCM", ông Vũ Đức Đam nói.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người. Ảnh: VGP.

Phó thủ tướng yêu cầu thành phố phải tổ chức nghiêm giải pháp đã đề ra và thống nhất ở mức cao hơn hiện nay để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế hoàn toàn các ổ dịch.

"Không để tình trạng giãn cách xã hội kéo dài như hiện nay", ông nói.

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh TP.HCM phải rất khẩn trương, chu đáo thực hiện tất cả quy định cần thiết nhằm hạn chế người đi lại, tụ tập trong thành phố; yêu cầu người dân không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết.

Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu thành phố tiếp tục làm việc với các địa phương khác, khẩn trương thống nhất phương án để kiểm soát người lao động trong khu công nghiệp, sản xuất, kinh doanh ở tỉnh này nhưng lại sống/làm việc ở tỉnh khác. Ông nhấn mạnh không vì địa giới hành chính liền sát nhau mà gây ra khó khăn.

Người ra, vào vùng dịch phải tự cách ly tối thiểu 7 ngày

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo TP.HCM tiếp tục xây dựng phương án kiểm soát người vận chuyển, phương tiện vận tải ra, vào thành phố làm sao để không gây ách tắc hàng hóa, đảm bảo duy trì sản xuất, kinh doanh ở mức cao nhất có thể.

"Tuyệt đối không để tiếp diễn việc tập trung đông người, không tuân thủ giữ khoảng cách như thời gian qua. Không để một số khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao mà vẫn để xảy ra tình trạng này", ông quán triệt.

Lãnh đạo Chính phủ hoan nghênh TP.HCM vì đã có gói hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn và đề nghị thành phố tiếp tục có giải pháp đảm bảo đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cho biết trong ngày 6/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia sẽ có điện gửi tất cả các tỉnh, thành phố để có quy định đồng nhất trên tinh thần người ra, vào vùng dịch về địa bàn phải khai báo y tế, tự cách ly ở nhà tối thiểu 7 ngày. Cán bộ y tế cơ sở phải điều tra dịch tễ và có biện pháp xét nghiệm, tùy vào kết quả điều tra dịch tễ từ đó chỉ đạo phương án cách ly tiếp theo. Cách làm này cũng là để người dân cân nhắc chỉ khi có công việc thật sự cần thiết mới đến thành phố.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 2

Nhiều điểm xét nghiệm tại TP.HCM xảy ra tình trạng tập trung đông đúc sáng 6/7. Ảnh: Duy Hiệu.

TP.HCM đang phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận.

Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sáng 5/7, TP thống nhất kiểm soát người ra, vào địa phương bằng cách kiểm tra kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 qua mã QR code.

TP.HCM hiện là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.

Câu hỏi về giãn cách xã hội ở TP.HCM và bài học từ Bắc Giang

Là hai địa phương cùng có số ca nhiễm vượt mốc 5.000, Bắc Giang và TP.HCM đối mặt nhiều khó khăn giống nhau khi đứng trước làn sóng dịch chưa có tiền lệ.

Làm thế nào để Việt Nam có 100 triệu liều vaccine trong 2-4 tháng tới?

Nếu Việt Nam gặp lãnh đạo EU và Chính phủ của 5 nước Anh, Mỹ, Canada, Australia và Nhật đàm phán, chúng ta có thể nhanh chóng có được số lượng lớn vaccine.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm