Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chánh văn phòng UBND TP.HCM: 'Tách nhập quận huyện là việc phải làm'

“Cái áo chật đòi hỏi phải tổ chức lại để đáp ứng được yêu cầu. Tách nhập quận huyện là việc phải làm trong điều kiện thực tế đặt ra”, Chánh văn phòng UBND TP.HCM nói.

Chánh văn phòng UBND TP.HCM: Vỉa hè Sài Gòn 'có phần cứng, phần mềm' Tại buổi họp báo do UBND TP.HCM tổ chức sáng 31/1, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, chia sẻ các vấn đề xung quanh chuyện vỉa hè Sài Gòn.

Sáng 31/3, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017, nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến chủ trương tách nhập các quận huyện tại TP.HCM. Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định TP là địa phương tiên phong trong việc đề xuất một chủ trương táo bạo về tổ chức, vận hành bộ máy đúng với đơn vị hành chính đặc biệt của cả nước.

Theo ông Hoan, đề án Chính quyền đô thị TP.HCM đã được trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cách đây khá lâu. Đề án này xác định một bộ máy với cơ cấu thành phố trong thành phố, quận trực thuộc thành phố.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp quận huyện, phường xã, xử phạt nguội, hay cho phép TP đưa ra những quy định riêng để quản lý đô thị. 

Tach nhap quan huyen tai TP.HCM la viec phai lam anh 1
Theo Chánh văn phòng UBND TP, tách nhập quận huyện là yêu cầu mà thực tế đặt ra. Ảnh: Phước Tuần.

“Đề xuất này quá lớn và vướng nhiều vấn đề liên quan đến quy định của Hiến pháp, pháp luật, do vậy Trung ương chưa thuận. Tuy nhiên, TP.HCM cũng được cho phép thí điểm một số vấn đề như bỏ HĐND quận huyện, phường xã”, ông Hoan nói.

Thực tế, dù thí điểm hiệu quả nhưng vì những quy định của Luật Chính quyền địa phương, hiện nay, TP.HCM lại quay về với mô hình HĐND ba cấp. 

Bình luận về tương lai của việc chia tách quận huyện, Chánh văn phòng Võ Văn Hoan cho rằng TP.HCM chỉ đề xuất chứ không thể quyết định định được. “Thực tế đặt ra cần phải chia tách. Tuy nhiên, có rất nhiều công đoạn phải thực hiện như xây dựng đề án, đánh giá tác động, xin ý kiến HĐND TP trước khi xin ý kiến Trung ương”, ông Hoan khẳng định.

Theo ông Hoan, mở rộng hay thu hẹp tuỳ theo tình hình thực tế. “Mong muốn của TP là có những cơ chế để đáp ứng yêu cầu của một đô thị hiện đại. Cái áo chật đòi hỏi phải tổ chức lại để đáp ứng được yêu cầu. Tách nhập quận là việc phải làm trong điều kiện thực tế đặt ra, tuy nhiên làm phải đúng theo trình tự pháp luật. Đó là mong muốn của lãnh đạo TP và có kết luận của Thường vụ Thành uỷ”, ông Hoan nói thêm.

Tach nhap quan huyen tai TP.HCM la viec phai lam anh 2
Địa phận tiếp giáp giữa quận 1 và quận 4, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước đó, tại cuộc làm việc với Bí thư Đinh La Thăng ở quận Bình Tân vào tháng 12/2016, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Đỗ Văn Đạo đã đề xuất sáp nhập một số đơn vị hành chính như phường và quận. 

Trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Văn Đạo cho rằng phải tiến tới sáp nhập các quận có diện tích nhỏ từ 4-7 km2 như quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và Phú Nhuận.

"Nếu cứ để tình trạng như hiện tại thì bộ máy cồng kềnh, biên chế tăng, lấy tiền đâu để trả lương cao. Lương công chức bây giờ rất bèo bọt, không khuyến khích được người ta làm việc hiệu quả”, Phó giám đốc Sở Nội vụ nói.

Bộ Nội vụ ủng hộ đề xuất sáp nhập quận ở TP.HCM

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành cho biết Bộ chưa nhận được văn bản đề xuất sáp nhập quận của TP.HCM, nhưng nếu có sẽ ủng hộ quan điểm này.

Hà Hương - Phước Tuần

Bạn có thể quan tâm