Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng trai gốc Việt về nước nuôi mộng bánh crepe

Phạm Hải Sơn (Steven Pham) chàng trai Mỹ gốc Việt đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cho ra đời món bánh crepe ngọt với kem trái cây nhiệt đới.

Chàng trai gốc Việt về nước nuôi mộng bánh crepe

Phạm Hải Sơn (Steven Pham) chàng trai Mỹ gốc Việt đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cho ra đời món bánh crepe ngọt với kem trái cây nhiệt đới.

Bánh crepe ra đời và trưởng thành tại Pháp nhưng mức độ đa dạng hóa được phát triển rõ hơn ở những quốc gia khác. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi người Nhật du nhập món bánh crepe này về, họ đã “lột xác” hoàn toàn đặc trưng của món ăn này.

Ăn bánh crepe kiểu Tây như bánh mì kiểu Việt

Với một món ăn vốn được đặt gọn gàng trên chiếc đĩa trong tiệm ăn hay nhà hàng, khi dùng phải có nĩa và dao thì giờ đây bạn có thể mang theo trên đường và “gặm” như những ổ bánh mì của người Việt.

Cơn sóng bánh crepe đã thành một phong trào được giới trẻ Nhật Bản ủng hộ nhiệt tình. Ở quốc gia này, các tiệm bánh crepe thường có màu sắc nổi bật với đèn sáng rực rỡ. Nhân viên rán bánh lẫn phục vụ đều trẻ trung và trước cửa tiệm lúc nào cũng có thể thấy rất nhiều nam nữ thanh niên đứng thưởng thức ngon lành mà không cần phải kiếm một chỗ ngồi. Phong trào bánh crepe phong cách Nhật thậm chí còn lan truyền sang tận Mỹ và Canada. Và bây giờ đã xuất hiện tại Việt Nam.

 
Lễ khai trương thương hiệu bánh crepe.
 
Bánh Tây theo kiểu Việt.

10 năm ở Mỹ và ba tháng ở Việt Nam

Năm 2000, nhận thấy cái hay nét lạ từ bánh crepe phong cách Nhật, chàng trai người Mỹ gốc Việt Phạm Hải Sơn (Steven Pham) đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cuối cùng đã hoàn chỉnh một công thức mới riêng biệt. Cộng thêm kiến thức về kem Ý (gelato), Sơn quyết định nghiên cứu chuỗi các loại kem đặc biệt để kết hợp với bánh crepe. Đó là món crepe ngọt với kem trái cây nhiệt đới.

Tiệm bánh crepe Genki đầu tiên ra đời tại San Francisco (bang California, Mỹ) vào năm 2003. Khác với truyền thống, bánh crepe của Genki có bột nóng giòn mà dai hơn, kết hợp với kem trái cây tươi mát lạnh, rất thích hợp để dùng trong mùa hè nóng nực. 10 năm sau, số tiệm của Genki tại Mỹ là ba và khi đó, Sơn cùng cộng sự của mình là Phạm Xuân Anh, cũng là một người bạn thân thiết, quyết định đưa Genki xuất hiện tại Việt Nam.

“Chúng tôi sử dụng những nguyên liệu cơ bản từ thiên nhiên, tuyệt đối không dùng phụ liệu, các chất có hại cho sức khỏe. Chỉ chọn sử dụng nguyên liệu của các đối tác có uy tín ở Việt Nam, có xuất xứ rõ ràng, đã trải qua quá trình kiểm định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chí của chúng tôi là hạn chế sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, ưu tiên sử dụng nguyên liệu địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ở Mỹ nhằm làm giảm thiểu rủi ro thiếu hụt nguyên liệu cung ứng” - Sơn chia sẻ.

Các sản phẩm của Genki đã được cải tiến nhiều lần để phù hợp với khẩu vị của người Việt, thực đơn gồm hơn 40 sản phẩm với bánh crepe mặn, crepe ngọt, kem galato và sinh tố dùng sữa đậu nành thay vì sữa để chế biến.

Theo dự kiến, Genki sẽ mở ba cửa hàng tại Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới, đồng thời áp dụng chính sách nhượng quyền thương hiệu. Đặc biệt, kể từ ngày khai trương 10/4/2013 đến ba tháng kế tiếp, Genki áp dụng chương trình miễn phí nhượng quyền thương hiệu cho ba suất đầu tiên.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Theo Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm