Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chân dung người làm sản phẩm tại Zalo

Product Manager (PM) nói vui là Problem Manager, công việc hàng ngày của họ là đi giải quyết các vấn đề của người dùng.

Product Manager anh 1

Nhiều năm trước đây, khái niệm “làm sản phẩm” vẫn còn khá xa lạ với cộng đồng IT - lập trình. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây khái niệm này dần trở nên quen thuộc hơn và Product Manager (PM) trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn tại các công ty công nghệ. Tại Việt Nam, có khá nhiều bạn trẻ từ nhiều ngành khác nhau chuyển sang làm sản phẩm như: Marketing, Business Analyst, Developer (Lập trình viên)… chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của nghề này.

Công việc chỉ dành cho “người đa năng”?

Năm 2011, Martin Eriksson – Diễn giả & đồng tác giả của cuốn sách Product Leadership đã đưa ra định nghĩa về nghề làm sản phẩm. PM là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm và người dùng, đồng thời vận hành, cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

Nói một cách chính xác, PM chính là cầu nối giữa UX (Trải nghiệm người dùng), Technology (Công nghệ) và Business (Kinh doanh).

Product Manager anh 2

Quản lý sản phẩm cần hội tụ đủ ba yếu tố: UX (Trải nghiệm người dùng), Technology (Công nghệ) và Business (Kinh doanh). (Nguồn: Martin Eriksson, 2011). Ảnh: Zalo.

Phát triển sản phẩm là công việc quen thuộc tại các công ty công nghệ. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ mới vào nghề chưa thể hình dung rõ ràng yêu cầu của công việc này. Nếu chưa từng tiếp cận, có thể chúng ta nghĩ rằng việc tạo ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh chỉ dành cho những chàng kỹ sư hoặc lập trình viên suốt ngày cắm đầu vào máy tính, nhìn cuộc đời bằng những dòng code. Thực tế là công việc này không khô khan như vậy.

“PM của một sản phẩm/ dự án tại Zalo khá năng động và được làm việc với các thành viên ở nhiều vị trí khác nhau (UX research – Nghiên cứu trải nghiệm người dùng, UX designer – Thiết kế trải nghiệm người dùng, Engineer – Kỹ sư, QC – Kiểm soát chất lượng, Data Scientist – Kỹ sư khoa học dữ liệu, CS, PR) tùy vào đặc thù cũng như các giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm”, anh Nguyễn Viết Hạnh, Product Manager của Zalo chia sẻ.

Product Manager anh 3

Anh Nguyễn Viết Hạnh, Zalo Product Manager. Ảnh: Zalo.

Như vậy, để có thể điều phối công việc một cách tốt nhất khi phải làm việc với nhiều bộ phận liên quan, vị trí quản lý sản phẩm chắc chắn phải là một “người đa năng”. Bạn cần hiểu biết ít nhiều về công nghệ, kiến thức nền về UI/UX (giao diện và trải nghiệm người dùng), có “gu thẩm mỹ” nhất định và một sự nhạy bén trong xác định nhu cầu của người sử dụng sản phẩm.

Anh Hạnh cho biết thêm, người đảm nhận vị trí này cần có khả năng tạo được sự tin cậy và truyền cảm hứng thông qua khả năng giao tiếp hiệu quả. Để có được điều này thì trong đa số các trường hợp, Product cần “nói có sách mách có số”(số ở đây là số liệu).

Có thể nói, đây là mảng công việc mang tính thử thách nhưng lại hấp dẫn đối với người trẻ vì tính sáng tạo và quan trọng nhất là niềm vui khi nhìn thấy hàng triệu người dùng ngoài kia đang sử dụng sản phẩm của mình. Đây cũng là điểm tạo nên sức hút cho công việc này.

“Học hỏi liên tục” chính là chìa khóa thành công

Thực tế, không có ngành học nào mang tên phát triển sản phẩm tại các trường đào tạo. Điều đó đồng nghĩa không có một con đường cố định nào để gia nhập đội ngũ phát triển sản phẩm nếu như không trực tiếp làm việc.

Các bạn làm sản phẩm có thể xuất phát từ lập trình viên, làm thiết kế, hay thậm chí là học quản trị kinh doanh... Để thật sự dấn thân vào nghề làm sản phẩm, điều quan trọng là cần học từ sản phẩm thực tế để tích lũy kinh nghiệm.

Tất nhiên, kinh nghiệm thực tế sẽ chỉ trở nên hiệu quả khi bạn có tinh thần chủ động học hỏi, tự tìm thêm kiến thức từ công việc hàng ngày. Đây được coi là yếu tố then chốt để những bạn trẻ có thể làm việc hiệu quả hơn.

Product Manager anh 4

Anh Lê Anh Tú, Zalo Product Manager. Ảnh: Zalo.

“Tinh thần chủ động học hỏi sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với các bạn ứng viên khi mới bước chân vào lĩnh vực này. Kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm là những thứ có thể tích lũy được qua thời gian, nhưng thái độ liên tục chủ động học hỏi chính là điều kiện tiên quyết để có được những điều đấy”, Lê Anh Tú, Product Manager có 6 năm kinh nghiệm tại Zalo chia sẻ.

Trong quá trình phát triển một sản phẩm, không ít lần nhu cầu của người dùng trở nên không phù hợp với định hướng ban đầu. Đây là lúc mà người quản lý sản phẩm sẽ phải phát huy kinh nghiệm của mình để biết nên làm gì.

“Nguyên tắc quan trọng nhất là luôn phải hiểu người dùng. Tuy nhiên, mình cũng không nghe theo người dùng một cách mù quáng mà phải hiểu họ cần gì, động lực đằng sau là gì và giá trị mình muốn họ hướng tới là gì”, Đoàn Quốc Anh, một Mentor (người hướng dẫn) tại Zalo cho biết.

Product Manager anh 5

Anh Đoàn Quốc Anh, Zalo Product Mentor. Ảnh: Zalo.

Nơi học tốt nhất là công ty công nghệ

ỞViệt Nam, không thiếu những công ty công nghệ đang vận hành và phát triển những sản phẩm có hàng triệu người sử dụng. Tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển sản phẩm chính là cách học hỏi tốt nhất.

“Ban đầu, mình được làm quen với những việc tưởng chừng nhẹ nhàng như cải thiện UI/ UX, tuy nhiên mình cũng khá chật vật để hoàn thành. Chỉ một thay đổi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dùng, do vậy công việc áp lực và khó khăn hơn mình nghĩ rất nhiều”, Ngô Minh Kiên, Product Owner (Phụ trách sản phẩm) chia sẻ về trải nghiệm trưởng thành từ Zalo Product Management Trainee Program năm 2020.

Product Manager anh 6

Anh Ngô Minh Kiên, Zalo Product Owner. Ảnh: Zalo.

Các chuyên gia phát triển sản phẩm tại Zalo cho biết, lộ trình nghề nghiệp cho mảng công việc này rất rõ ràng: Product Owner, Senior Product Owner, Product Lead, Product Manager.

Những bạn trẻ hoàn toàn có thể thăng tiến tốt theo từng cấp bậc nếu là người sáng tạo, nhạy bén và nắm bắt xu hướng thị trường, sẵn sàng đón nhận những thách thức mà nghề mang tới, luôn mong muốn mang lại giá trị cho người dùng.

Product Manager anh 7

Buổi Workshop Product Sharing tại Zalo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển tính năng sản phẩm dành cho các bạn nhân viên. Ảnh: Zalo.

Với anh Đoàn Quốc Anh, 6 năm làm nghề trong vai trò Product Manager tại Zalo cũng mang lại cho anh những trải nghiệm thú vị.

“Với mình, Zalo là một trong số ít tổ chức coi sản phẩm là linh hồn, vì thế PM sẽ luôn có vị trí quan trọng và có rất nhiều thử thách. Song song đó, yêu cầu ở đây cũng cao hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Điều khiến mình cảm thấy hạnh phúc là được tạo ra sản phẩm, nhìn thấy nó được sử dụng rộng rãi và mang lại giá trị cho rất nhiều người dùng xung quanh”, anh Quốc Anh nói.

Nghich ly sieu chip cua Google hinh anh

Nghịch lý siêu chip của Google

0

Chip Willow có thể thực hiện công việc mà các siêu máy tính hàng đầu hiện nay phải mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nó vẫn chưa có ứng dụng thực tế nào.

Min

Bạn có thể quan tâm