Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chân dung Bộ trưởng Thương mại của Donald Trump

Tỷ phú Wilbur Ross, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ định là Bộ trưởng Thương mại Mỹ, là gương mặt không hề xa lạ với giới đầu tư châu Á.

Khi ông Trump lựa chọn nhà đầu tư tỷ phú Wilbur Ross vào chức vụ Bộ trưởng Thương mại Mỹ, các doanh nghiệp châu Á khấp khởi mừng thầm. Bởi Ross, người đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu thị trường châu Á để tìm cơ hội đầu tư, là thành viên am hiểu khu vực này nhất trong danh sách nội các tương lai của Tổng thống đắc cử Trump.

Với Việt Nam, ông cũng không phải là cái tên xa lạ, khi từng có ý định đầu tư lớn vào ngành dệt may để đón đầu hiệp định TPP, giúp các doanh nghiệp Việt Nam bứt lên trong cuộc cạnh tranh với dệt may Trung Quốc.

ung vien bo truong thuong mai My thong thao chau a anh 1
Lịch sử hoạt động tại châu Á của ứng viên Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Đồ họa: Ngô Minh.

Với khối tài sản được Forbes định giá 2,5 tỷ USD, Wilbur Ross sẽ là thành viên tiếp theo của "CLB tỷ phú" mà ông Trump muốn đưa vào nội các của mình. Xuất thân là doanh nhân, khả năng trong việc chèo lái kinh tế Mỹ của ông còn là một dấu hỏi.

Nhà đầu tư am hiểu châu Á

Khi thành lập Công ty đầu tư WL Ross & Co. mang tên mình năm 2000, ông đã đặt tên 3 thành phố New York, Seoul và Tokyo lên đầu danh thiếp như một khẳng định rõ ràng tham vọng đầu tư vào châu Á của ông.

Ross được mệnh danh là "ông hoàng phá sản", nhờ việc mua lại những công ty vừa thất bại với mức giá rẻ mạt và tái thiết, bán lại những công ty này để kiếm lời.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Halla, tập đoàn lớn thứ 12 Hàn Quốc thời đó, đã phá sản. Ross khi đó đang là giám đốc quản lý cấp cao tại Tập đoàn Rothschild, đã tái cấu trúc thành công Halla. Một năm sau, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Kim Dea Jung, đã trao huân chương danh dự cho Wilbur Ross, để cảm ơn sự giúp đỡ của ông trong tình cảnh nền kinh tế gặp khủng hoảng.

Cũng trong năm 1997, sự sụp đổ của Tập đoàn Yamaichi Securities đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tại Nhật Bản. Tới năm 2000, Ross mua lại Ngân hàng Kofuku, hiện mang tên Kansai Urban Banking, và lên kế hoạch tái thiết doanh nghiệp này.

Năm 2010, ông trở thành Chủ tịch Hội Nhật Bản, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York được các doanh nghiệp Mỹ lập ra nhằm thúc đẩy quan hệ với các đối tác Nhật Bản. Gần đây nhất, Ross là "đạo diễn" chính của cuộc gặp mặt giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 11/2016.

Đây là cuộc gặp đầu tiên của ông Trump với một lãnh đạo nước ngoài.

Lấy đà từ thành công ở Hàn Quốc, Ross vươn ra các công ty khác ở khắp châu Á. Ông rút tiền vào một nhà máy dệt ở ngoại ô Thượng Hải năm 2005 và đầu tư vào hãng hàng không giá rẻ của Ấn Độ SpiceJet năm 2008.

Châu Á không nên vội mừng

Tiểu sử của Wilbur Ross có thể khiến các doanh nghiệp châu Á "mở cờ trong bụng". Tuy nhiên vài tháng gần đây, Ross đang cho thấy quan điểm của ông đã có sự thay đổi.

Ông từng lên kế hoạch kỹ càng để đầu tư vào Việt Nam khi dự đoán Hiệp định thương mại tự do TPP sẽ sớm được thông qua.

"Mỹ đang là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 19,1% hàng hóa từ Việt Nam xuất đi. Trong khi đó, Trung Quốc lại không phải là một phần của TPP", Wilbur Ross nói hồi năm 2015.

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc giảm thuế khi TPP được thông qua sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc, giày dép và một vài loại hàng hóa khác của Việt Nam hưởng lợi lớn, trong bối cảnh những mặt hàng này hiện vẫn chịu sự cạnh tranh gắt gao từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Tuy nhiên, kể từ khi tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử, Trump luôn một mực khẳng định việc đầu tiên ông làm khi nhận chức là rút nước Mỹ khỏi TPP, đồng nghĩa với việc hy vọng đầu tư vào Việt Nam của ứng viên Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã không còn.

Éo le hơn, với tư cách là Bộ trưởng Thương mại tương lai của Mỹ, Ross sẽ buộc phải ủng hộ quyết định của Donald Trump, dù việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích doanh nghiệp và các khoản đầu tư của ông ở châu Á.

Chiến dịch của Trump đã đưa ra lời hứa về việc đưa "nước Mỹ lên trên hết", và công việc tương lai của Ross sẽ không phải là tăng mức kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ của các nước châu Á, mà là ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của các nhà sản xuất Mỹ để tạo thêm nhiều việc làm mới.

Động thái của nhà đầu tư lão luyện này cho thấy ông sẽ thay đổi quan điểm để phù hợp với công việc mới của mình.

Trong tháng 10/2016, Ross đã viết một bài báo trên tờ The Wall Street Journal danh tiếng, trong đó đề cập "phần lớn trong khoảng 766 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng hóa hàng năm của Mỹ là ở một vài quốc gia, nơi họ cần thị trường của chúng ta gấp nhiều lần chúng ta cần thị trường các nước đó".

Cũng trong bài báo này, Ross đã lên tiếng ủng hộ Trump, cho rằng nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ phải có một chiến lược đối thoại cứng rắn và khôn khéo với các nước mà Mỹ đang thâm hụt thương mại, đặc biệt là các nước châu Á.

Ross chắc chắn là một chuyên gia về châu Á, nhưng để tránh việc kỳ vọng quá mức vào vị này, không nên khẳng định rằng chính sách kinh tế của ông sẽ thân thiện với châu Á.

Trump 'kéo' 50 tỷ USD đầu tư từ Nhật về cho start-up Mỹ

Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đã cam kết đầu tư 50 tỷ USD vào lĩnh vực start-up công nghệ sau cuộc gặp của chủ tịch tập đoàn với Tổng thống đắc cử Donald Trump.

 


Ngô Minh

Theo Nikkei

Bạn có thể quan tâm