Bệnh nhân đang tự kiểm tra đường huyết. |
Viêm nha chu
Vi khuẩn trong mảng bám có thể gây ra viêm nướu, và nướu không còn dính lên răng, dẫn đến bệnh viêm nha chu. Điều này dễ xảy ra khi các mảng bám trên răng không được loại bỏ thường xuyên. Bệnh nha chu không được điều trị sớm có thể gây mất xương ổ răng và thậm chí gây mất răng.
Những người tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao, và thường nặng hơn so với người không tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm mức đó viêm nha chu.
Để ngăn ngừa các bệnh, cần chăm sóc răng miệng tốt và thường xuyên đến kiểm tra tại trung tâm nha khoa. Mảng bám lâu ngày trở nên cứng chắc, gọi là vôi răng hay cao răng, đọng lại trên bề mặt răng, trên và dưới đường viền nướu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu. Để loại bỏ vôi răng cần đến vệ sinh răng ở các cơ sở nha khoa chuyên nghiệp.
Sự tiến triển của vôi răng gây ra nha chu. |
Nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng của bệnh nha chu: nướu răng dễ bị chảy máu, nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng, khi ấn vào nướu thấy mủ chảy ra giữa răng và nướu, hơi thở hôi dai dẳng, răng lung lay hoặc thưa ra, cần phải nhanh chóng đến khám bác sĩ răng hàm mặt.
Nhiễm nấm
Cũng như vi khuẩn, nấm tồn tại tự nhiên trong miệng. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ kìm hãm sự phát triển của nấm. Tuy nhiên, người bị tiểu đường có hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên nguy cơ nhiếm nấm cao. Những người hút thuốc, đeo hàm giả, hoặc cần phải được điều trị thường xuyên với thuốc kháng sinh rất dễ bị nấm. Lượng đường máu cao cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
Nấm candida miệng (tưa miệng là một nhiễm nấm thường xảy ra trong miệng. Tưa miệng gây đau và có thể dẫn đến loét. Vết tưa miệng ở lưỡi gây đau, cảm giác nóng rát và gây khó khăn trong việc nuốt. Nếu có các triệu chứng trên, cần đến bác sĩ để được điều trị sớm.
Biện pháp để duy trì sức khỏe răng miệng
Vệ sinh răng miệng tốt rất quan trọng để đạt được sức khỏe răng miệng. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, và làm sạch bề mặt giữa các răng bằng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng một lần một ngày. Thêm vào đó là đến khám định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần để các bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh của bạn, từ đó đưa ra chiến lược chăm sóc và điều trị.
Vệ sinh răng miệng tốt luôn là biện pháp phòng bệnh tối ưu. |
Để giảm nguy cơ nhiễm nấm, cần phải luôn kiểm soát tốt lượng đường huyết của bạn. Ngừng ngay việc hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và nhiễm nấm (tưa miệng). Làm tốt những điều này, chắc hẳn tỷ lệ mắc bệnh về răng miệng của bạn sẽ giảm rõ rệt, ngay cả khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
Thăm khám định ký để kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần. |
Thông tin chuyên môn được cung cấp bởi:
Nha khoa thẩm mỹ AVA
- Công ty TNHH Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA
Địa chỉ duy nhất: 31 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM
Hotline: (08) 6288.7777 - 22.297.297
BS Phạm Việt Hùng: 09.1615.7777
Email: info@benhvienthammy.com.vn
Website: http://benhvienthammy.com.vn
- Công ty TNHH nha khoa thẩm mỹ Việt Hưng
Địa chỉ: 17-19 Lê Văn Việt - P.Hiệp Phú - Q9 - TP.HCM
Hotline: 08.6279 1111- 08.6672 1111 - 093326 1111
Website: http://nhakhoaviethung.vn
- Nha khoa Nét Việt - Phú Nhuận
Địa chỉ: 152 - Đặng Văn Ngữ - Q.Phú Nhuận - TP.HCM (Gần nhà thờ Ba Chuông)
ĐT: 08.2211 5555 - 2211 4848 - 2211 4949
Hotline: 0902 115 115
Website:http://www.nhakhoanetviet.com/
Tư liệu: AVA