1. Dạy con các kỹ năng xã hội
Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania State và Đại học Duke với 700 trẻ em trên khắp nước Mỹ từ độ tuổi mẫu giáo đến tuổi 25 cho thấy: Giữa các kỹ năng xã hội trẻ sở hữu khi còn học mẫu giáo với thành công chúng đạt được sau 2 thập kỷ có mối liên hệ lớn.
Theo nghiên cứu này, những trẻ có kỹ năng xã hội tốt hơn, ví dụ như sẵn sàng giúp đỡ hợp tác với bạn bè, hiểu biết về cảm xúc cá nhân và biết tự giải quyết vấn đề, sẽ có nhiều khả năng có được tấm bằng đại học và có việc trước tuổi 25 hơn. Ngược lại, những trẻ có kỹ năng xã hội hạn chế sẽ dẫn đến khả năng cao bị bắt hay sa đà vào rượu chè.
"Nghiên cứu này cho thấy việc giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc là vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị một tương lai lành mạnh cho chúng", Kristin Schubert, giám đốc chương trình tại Robert Wood Johnson Foundation, đơn vị tài trợ nghiên cứu này, cho biết.
2. Đặt kỳ vọng cao
Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát với 6600 trẻ sinh năm 2001, giáo sư Neal Halfon và đồng nghiệp tại Đại học UCLA đã phát hiện ra rằng kỳ vọng của cha mẹ về trẻ sẽ có tác động lớn tới thành quả trẻ đạt được.
"Những bậc cha mẹ dự tính về việc học đại học cho con mình thường hướng con tới mục tiêu đó, bất chấp thu nhập hay năng lực tài chính họ có".
3. Người mẹ đi làm
Theo nghiên cứu của trường Kinh doanh Harvard, có nhiều lợi ích to lớn từ việc mẹ của đứa trẻ đi làm.
Nghiên cứu này cho thấy, những bé gái có mẹ đi làm sẽ dành nhiều thời gian ở trường hơn, nhiều khả năng có được công việc cấp cao hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Trong khi đó, các bé trai có mẹ đi làm sẽ chịu khó tham gia việc nhà và chăm sóc trẻ em hơn.
"Tạo dựng hình mẫu là một cách dạy cho ta về cách ứng xử, những việc nên làm, những hoạt động nên tham gia, và cả những điều ta nên tin tưởng" giáo sư Kathleen L.McGinne của trường Kinh doanh Harvard, người dẫn dắt cuộc nghiên cứu này, chia sẻ.
4. Có địa vị kinh tế xã hội cao
1/5 trẻ em Mỹ lớn lên trong nghèo khó. Điều này gây cản trở rất lớn tới tiềm năng của trẻ. Đáng buồn là sự chênh lệnh giàu nghèo này ngày càng lớn.
Dan Pink, tác giả cuốn Drive, cho biết, thu nhập của bậc cha mẹ tỷ lệ thuận với điểm SAT của trẻ. "Khi không có sự can thiệp toàn diện và tốn kém, địa vị kinh tế xã hội là yếu tố quyết định thành quả và mức độ thể hiện".
5. Có bằng cấp cao
Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan cho thấy những người mẹ đã hoàn thành chương trình trung học hay đại học sẽ có nhiều khả năng dìu dắt con đạt được những điều tương tự.
Một trong những nguyên nhân đến từ khát vọng. Một nghiên cứu theo thời gian đối với 856 người tại vùng ven New York chỉ ra rằng trình độ học vấn của cha mẹ khi trẻ lên 8 sẽ giúp dự đoán đáng kể về thành công trong học tập và việc làm của trẻ 40 năm sau đó.
6. Dạy con môn toán từ sớm
Một phân tích tổng hợp trên 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp nước Mỹ, Canada và Anh cho thấy sự phát triển kỹ năng toán học từ sớm sẽ là một lợi thế khổng lồ.
"Vai trò quan trọng to lớn của việc hình thành kỹ năng toán từ sớm là một trong những kết quả của cuộc nghiên cứu này", nhà nghiên cứu Greg Duncan của Đại học Northwestern cho biết. "Việc sở hữu kỹ năng toán từ sớm không chỉ giúp dự đoán các thành quả về toán học mà còn các thành quả về việc đọc trong tương lai", vị này nói thêm.
7. Tạo dựng một mối quan hệ với con
Một nghiên cứu năm 2014 với 243 người sinh ra trong nghèo khổ đã tìm ra rằng những trẻ nhận được "sự chăm sóc nhạy cảm" trong 3 năm đầu đời sẽ không chỉ đạt thành tích cao trong học tập mà sau này sẽ còn có được những mối quan hệ lành mạnh cũng như thành tựu học vấn lớn hơn trong những năm 30 tuổi.
8. Ít bị căng thẳng hơn
Theo một nghiên cứu mới trên tờ The Washington Post, thời gian mẹ dành cho bé từ 3 đến 11 tuổi không ảnh hưởng mấy đến ứng xử, hạnh phúc hay thành tựu của trẻ sau này.
Thêm vào đó, việc luôn luôn sẵn sàng bên trẻ hay chăm sóc trẻ từng li từng tí cũng có thể phản tác dụng. "Những căng thẳng của người mẹ, đặc biệt là căng thẳng từ chuyện vừa phải làm việc vừa phải dành thời gian cho con, thực ra có thể tác động xấu đến trẻ".
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn bè vui vẻ hay buồn bực thì bản thân ta cũng chịu tác động. Tương tự như vậy, nếu bố mẹ mệt mỏi hay bực bội, cảm xúc đó sẽ bị truyền tới những đứa con.
9. Coi trọng nỗ lực thay vì trốn tránh thất bại
Sau nhiều thập kỷ, nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford đã tìm ra rằng trẻ em (hay cả người lớn) tư duy về thành công theo một hai kiểu. Theo "tư duy cố định", tính cách, trí tuệ và khả năng sáng tạo là cố định không thể thay đổi, thành công là sự khẳng định, là kết quả của những yếu tố cố định đó.
Còn "tư duy phát triển" là khi ta cố gắng vượt lên thử thách và không coi thất bại là bằng chứng của sự yếu kém, thay vào đó là bàn đạp để phát triển hơn và trau dồi thêm khả năng hiện có.
Điểm mấu chốt chính là sự khác biệt trong cách bậc cha mẹ nhìn nhận về sự tác động của ý chí lên khả năng, và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Nếu cha mẹ bảo trẻ rằng chúng được điểm cao nhờ trí thông minh bẩm sinh, chúng sẽ hình thành "tư duy cố định" Ngược lại, nếu chúng nghĩ mình đạt được thành quả nhờ nỗ lực, chúng sẽ có "tư duy phát triển".