Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cha đẻ Alibaba đánh rơi 650 triệu USD trong một ngày

Khi chứng khoán Trung Quốc đổ dốc, tỷ phú Jack Ma bị thiệt hại nặng nề dù cổ phiếu Alibaba niêm yết ở Mỹ.

Thiệt hại nặng nề

“Đại địa chấn” của thị trường chứng khoán Trung Quốc diễn ra từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 7 đã khiến vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết “bay” mất 38%, tương đương 3.200 tỷ USD. Sau nhiều nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc, đà lao dốc tạm được chặn đứng. 

Thế nhưng tới phiên giao dịch ngày 27/7, chứng khoán Trung Quốc lập kỷ lục lao dốc mới. Chỉ số Shanghai Composite giảm 8,5%, đóng cửa ở mức 3.725,56 điểm, đánh dấu mức giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 2/2007.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc khiến khối tài sản khổng lồ của các tỷ phú Trung Quốc hao hụt đáng kể. Sau khi mất 775 triệu USD, ông Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc “chỉ” còn 33,6 tỷ USD. Ma Huateng, ông chủ của “người khổng lồ công nghệ” Tencent mất 945 triệu USD. Ông Liu Qiangdong mất 693 triệu USD.

Shanghai Composite giảm sâu không chỉ ảnh hưởng tới túi tiền của các tỷ phú ở Trung Quốc mà còn khiến các tỷ phú ở Mỹ lao đao. Shanghai Composite khiến chứng khoán Mỹ có một phiên giao dịch chìm trong sắc đỏ. Kết quả là giá nhiều “cổ phiếu đại gia” lao dốc.

Cổ phiếu Facebook giảm 2,9%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 1, đè nặng lên nhóm cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu của Apple giảm 1,4% sau khi có tuần tệ nhất trong 6 tháng. Cổ phiếu của Baidu – cỗ máy tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc – cũng giảm tới 4,2%.

Trong khi cổ phiếu của Alibaba, một công ty Trung Quốc được quan tâm nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng “bốc hơi” 2,9%. Điều đó có nghĩa tài sản của Jack Ma, ông chủ Alibaba, người giàu thứ hai Trung Quốc giảm 659 triệu USD xuống còn 2,2 tỷ USD.

Tỷ phú Jack Ma.

Tỷ phú Jack Ma.

Giải thích cho việc chứng khoán Mỹ “vạ lây” chứng khoán Trung Quốc, ông Matt Maley, chiến lược gia đến từ Miller Tabak, tình hình ở Trung Quốc đang gây nên nhiều lo lắng, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia có một phần không nhỏ doanh thu đến từ thị trường nước ngoài. Bức tranh lợi nhuận bắt đầu “xuất hiện những vết nứt”, do đó nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn.

Vẫn không đáng ngại?

Có thể thấy, trong khoảng thời gian này, mỗi khi chứng khoán Trung Quốc “dở chứng”, chứng khoán Mỹ lao đao theo. Trong đó, cổ phiếu Alibaba thường không cưỡng lại được xu thế chung của thị trường. Và mỗi khi có thông tin tiêu cực từ Trung Quốc, Alibaba lại bị ảnh hưởng vì Alibaba là cổ phiếu của một công ty Trung Quốc.

Chính vì vậy, dù niêm yết ở “trời Tây” nhưng Alibaba vẫn khiến cổ đông lo lắng vì Alibaba đang có mối liên hệ cùng chiều với chứng khoán Trung Quốc. Mà chứng khoán Trung Quốc lại đang nhận sự đánh giá thiếu tích cực từ giới chuyên gia.

Tuy nhiên, Gil Luria, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Wedbush Securities lại không có quan điểm như vậy. Gil Luria khuyên nhà đầu tư không nên “nhảy tàu” trong bối cảnh cả thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm.

“Một trong những điều quan trọng xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc chính là nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng tiêu dùng. Và đó là nơi ngự trị của Alibaba” - Gil Luria trả lời trong cuộc phỏng vấn "Squawk Alley" của CNBC.

“Hãy nhớ rằng ở Trung Quốc người ta không thể xây dựng những trung tâm mua sắm đủ nhanh. Vì thế, khách hàng có xu hướng tiêu dùng online. Và Alibaba đang áp đảo ở lĩnh vực này” - Gil Luria phân tích thêm. 

Bên cạnh đó, Luria nhấn mạnh sau khi Shanghai Composite giảm 8,5% trong phiên giao dịch thứ Hai (27/7), mức giảm đủ mạnh để gây áp lực lên chứng Mỹ và châu Âu thì cổ phiếu Alibaba giảm hơn 2%. Có thể thấy Alibaba không rơi mạnh như thị trường.

Luria phân tích thêm rõ ràng khi mọi người lo lắng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thì cổ phiếu Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng Luria cố gắng chỉ ra rằng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn rất ổn. Vì thế, đà giảm của Alibaba chủ yếu là do hiệu ứng tâm lý chứ không phải công ty Alibaba có điều gì đáng lo ngại.

Người giàu nhất Trung Quốc kiếm và tiêu tiền như thế nào?

Sở hữu khối tài sản 35 tỷ USD, Vương Kiến Lâm hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Vị tỷ phú 61 tuổi không tiếc tiền khi chi hàng chục triệu USD thỏa mãn thú vui của bản thân.

http://vtc.vn/cha-de-alibaba-danh-roi-14000-ty-dong-trong-1-ngay.1.564670.htm

Theo Bảo Linh/VTC News

Bạn có thể quan tâm