Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS - Mã: ORS) vừa thông báo nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và Người đại diện theo pháp luật của ông Trần Sơn Hải vào ngày 23/7.
Ông Hải cho biết bởi lý do cá nhân nên không thể tiếp tục nhận đảm nhận các chức danh trên. Vị này đề nghị Hội đồng quản trị chấp thuận và bổ nhiệm người thay thế trong thời gian sớm nhất.
Ông Trần Sơn Hải sinh năm 1977 với trình độ chuyên môn Tài chính ngân hàng. Ông từng giữ chức danh chủ tịch TPS giai đoạn tháng 1-10/2019, sau đó được bổ nhiệm làm tổng giám đốc và phó chủ tịch HĐQT từ tháng 10/2019 đến nay.
Vị này được giới thiệu có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao tại các tổ chức tài chính lớn như Boston Asset Management, ngân hàng Standard Chartered Vietnam, Techcombank và TPBank.
Ngoài ông Trần Sơn Hải thì công ty chứng khoán này chỉ còn một thành viên khác trong ban điều hành là Giám đốc tài chính Nguyễn Thị Lệ Tùng. Ông Hải hiện không sở hữu cổ phần ORS.
Đơn từ nhiệm của ông Hải được gửi đến ngay sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh tiêu cực. Công ty bất ngờ báo lỗ kỷ lục 129 tỷ đồng trong quý II do tác động xấu của hoạt động tự doanh.
Khoản lỗ trên chủ yếu đến từ các hoạt động đầu tư tài chính, bao (gồm đầu tư cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp) khi khoản mục lỗ các tài sản tài chính (FVTPL) tổng cộng gần 528 tỷ và lãi FVTPL chỉ có 278 tỷ, tức lỗ ròng gần 250 tỷ đồng.
Công ty đã cắt lỗ loạt cổ phiếu với giá trị âm 87 tỷ đồng và bán lượng lớn trái phiếu chưa niêm yết với mức lỗ hơn 280 tỷ đồng. Tổng giá trị đã cắt lỗ cổ phiếu và trái phiếu trong quý vừa qua lên đến 367 tỷ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, công ty chứng khoán ghi nhận doanh thu hoạt động gấp 2,7 lần cùng kỳ đạt 1.473 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm 32% xuống còn 118 tỷ đồng. Đơn vị hoàn thành 78% tiến độ doanh thu nhưng mới thực hiện 24% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tổng tài sản đến cuối quý đạt trên 6.000 tỷ đồng, cao hơn 1.290 tỷ đồng so với đầu năm nhờ có lượng tiền mới huy động từ nhà đầu tư. Giá trị cho vay margin thời điểm chỉ còn 1.487 tỷ đồng, giảm 286 tỷ đồng so với quý trước.
Doanh nghiệp cũng đẩy mạnh vay nợ tài chính ngắn hạn lên hơn 496 tỷ đồng, tức tăng gần 150 tỷ so với đầu năm, toàn bộ do vay mới từ đại gia bán lẻ Thế Giới Di Động chịu mức lãi suất 8-8,2%/năm.
Thêm công ty vay nợ Thế Giới Di Động cả trăm tỷ đồng
TPS kinh doanh kém sắc trong quý II do hoạt động tự doanh bị thua lỗ lớn ở một số khoản đầu tư cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
Chứng khoán trông chờ báo cáo quý II
Nhiều đơn vị phân tích tin rằng thị trường sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp, phân hóa theo kết quả kinh doanh và do đó cơ hội chỉ xuất hiện ở các cổ phiếu riêng lẻ.
Lọc dầu Dung Quất lãi hơn 10.000 tỷ đồng
BSR là doanh nghiệp đầu tiên báo cáo lãi vượt mốc 10.000 tỷ đồng trong quý II và có khả năng trở thành công ty lãi cao nhất trên sàn chứng khoán.