Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO Huawei lại nức nở khen Apple

Nhà sáng lập và CEO của Huawei cho rằng Apple chính là ví dụ tốt nhất về một công ty tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Kể từ khi Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen tháng 5/2019, nhà sáng lập công ty này Nhậm Chính Phi đã xuất hiện thường xuyên trên truyền thông. Trước đây được coi là một vị lãnh đạo bí ẩn và không mấy khi tiếp xúc với báo giới nước ngoài, ông Nhậm, hiện giữ cương vị CEO của Huawei, đã cởi mở hơn trong thời gian gần đây.

Trên mặt báo, CEO Huawei thường xuyên dành lời khen cho các công ty công nghệ Mỹ, đặc biệt là Apple. Ông từng thừa nhận mình ngưỡng mộ Apple và còn mua iPhone cho người thân. Mới đây, ông Nhậm tiếp tục nói rằng iPhone là hình mẫu về bảo vệ người dùng mà Huawei hướng tới.

ceo huawei noi gi ve apple anh 1
Ông Nhậm Chính Phi trong cuộc phỏng vấn của Financial Times. Ảnh: Huawei.

Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, ông Nhậm Chính Phi một lần nữa phủ nhận cáo buộc Huawei cung cấp thông tin người dùng và khách hàng cho chính phủ Trung Quốc. Trước câu hỏi “nếu bị chính phủ Trung Quốc yêu cầu, liệu Huawei có cung cấp dữ liệu”, CEO Huawei nói:

“Tôi có lý do gì để làm như vậy? Chúng tôi không bao giờ làm điều đó. Nếu chúng tôi có làm dù chỉ một lần, Mỹ chắc chắn sẽ có bằng chứng để rêu rao trên khắp thế giới. Như thế, 170 nước và vùng lãnh thổ mà chúng tôi hoạt động sẽ ngừng mua sản phẩm, và chúng tôi sẽ sụp đổ ngay.

Trong tình huống đó, ai có thể đền bù cho chúng tôi. Nhân viên Huawei đều rất tài giỏi, và họ nghỉ, tự lập công ty mới ngay. Nếu tình huống đó xảy ra thì chỉ có tôi ở lại và trả nợ thôi. Tôi thà chết đi còn hơn”, ông Nhậm cho biết.

Khi được hỏi về tình huống bị chính phủ ép cung cấp dữ liệu của khách hàng, ông Nhậm khẳng định coi Apple là hình mẫu. Tuy nhiên, có lẽ ông Nhậm chỉ nói tới tinh thần tôn trọng dữ liệu người dùng của Apple, bởi ông cho rằng Huawei sẽ không phản đối lệnh của chính phủ như Apple từng làm.

ceo huawei noi gi ve apple anh 2
CEO Huawei cho rằng công ty này chỉ bán thiết bị, do vậy không hề sở hữu dữ liệu người dùng. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi sẽ không làm giống Apple. Họ không phải là công ty bán điện thoại mà là công ty Internet, một dạng nhà mạng. Chỉ nhà mạng có thể kiểm soát dữ liệu người dùng. Apple đã tạo ra một nền tảng để phát triển cả hệ sinh thái, nên họ sở hữu dữ liệu đó.

Sau khi chúng tôi bán những thiết bị mạng, chúng giống như những ống dẫn, thứ gì đi qua đó là do nhà mạng kiểm soát. Chúng tôi không sở hữu dữ liệu. Các quốc gia có quyền quản lý dữ liệu của nhà mạng trong lãnh thổ của họ, nhưng không thể quản lý dữ liệu của nước khác.

Dữ liệu do khách hàng sở hữu, không phải chúng tôi. Ví dụ như nhà mạng, họ buộc phải biết người dùng đang ở đâu, nếu không thì người dùng không thể thực hiện cuộc gọi được. Do đó, trách nhiệm của nhà mạng là phải theo dõi vị trí người dùng. Chúng tôi là người bán thiết bị, do vậy chúng tôi không cần phải theo dõi”, ông Nhậm nói rõ hơn.

Khi được hỏi về tình trạng của Huawei sau lệnh cấm vận của Mỹ, CEO công ty này nói rằng ông tin tưởng “sẽ không còn lâu” cho tới khi Huawei hoàn toàn thoát khỏi phụ thuộc vào chuỗi cung ứng công nghệ hiện tại.

Ông cũng khẳng định sẽ không thỏa hiệp hoặc phản ứng lại với các yêu cầu từ phía Mỹ, trừ khi bà Mạnh Vãn Châu, con gái ông Nhậm và là cựu giám đốc tài chính của Huawei được thả, cùng với đó là Huawei được xóa khỏi danh sách đen “mà không có ràng buộc nào”.

'Giải phẫu' chiếc Huawei P30 để xem tương quan sức mạnh Mỹ - Trung Những tính năng quan trọng nhất không thể thiếu của Huawei P30 hầu hết đến từ Mỹ. Ngay cả linh kiện Huwei vẫn rất tự hào, thực chất vẫn dựa trên nền tảng của nước khác.

Sony, Panasonic khốn đốn vì chiến tranh thương mại Nhật - Hàn

Trong trường hợp căng thẳng thương mại Nhật - Hàn tiếp tục leo thang, Sony có thể sẽ thiếu tấm nền OLED để sản xuất smartphone và các mẫu TV cao cấp.


Hà My

Bạn có thể quan tâm