Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO Công ty Thuận Thảo: 'Doanh nghiệp chết là tôi chết'

Để vay được vốn ngân hàng, thay vì chỉ dùng tài sản công ty, toàn bộ tài sản cá nhân, nhà cửa của mình, nữ CEO Công ty Thuận Thảo (Phú Yên) sẵn sàng mang đi thế chấp. 

CEO Công ty Thuận Thảo: 'Doanh nghiệp chết là tôi chết'

Để vay được vốn ngân hàng, thay vì chỉ dùng tài sản công ty, toàn bộ tài sản cá nhân, nhà cửa của mình, nữ CEO Công ty Thuận Thảo (Phú Yên) sẵn sàng mang đi thế chấp. 

Trong suốt cuộc trao đổi, chị Võ Thị Thanh luôn nhấn mạnh đến sự bền vững của doanh nghiệp. “Đi lên từ một doanh nghiệp nhỏ nên tôi biết trân trọng từng thành quả nhỏ nhất. Làm doanh nghiệp là phải giàu cho chồng con, gia đình rồi sau đó là làm giàu cho xã hội”, chị cho biết.

"Chỉ cần ngân hàng tạo điều kiện một chút, thay vì đôn nợ, ép nợ là có thể cứu thành công doanh nghiệp rồi”.

Chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp đang mắc phải trong thời kỳ khủng hoảng, chị Thanh cho biết, 2 năm vừa qua thực sự làm năm khó khăn đối với doanh nghiệp. Bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng phải tìm cách thu gọn hoạt động của mình, làm sao để mình đừng chết đã. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp rất khó để vay vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp còn bị các ngân hàng siết nợ đến mức phải tuyên bố phá sản.

“Dù chủ trương của Nhà nước là hạ lãi suất cho vay xuống mức 13, 14% nhưng thật sự thì 18% hay thậm chí 20% cũng không thấy có ngân hàng nào cho vay”, chị chia sẻ. Trong thời điểm khó khăn là thế nhưng Thuận Thảo vẫn thể hiện được mình. Có lẽ chính tính quyết đoán, khẳng khái trong công việc và mong muốn được cống hiến cho xã hội, cộng đồng đã khiến chị có thể thuyết phục được đối tác.

Theo chị, quyết liệt trao đổi, bàn bạc với ngân hàng là bí quyết giúp Thuận Thảo vượt qua giai đoạn khó khăn. “Phải thể hiện sự quyết liệt, bản lĩnh của mình, làm sao để ngân hàng thấy được tiềm năng của doanh nghiệp, để họ thấy tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội trả nợ sẽ tốt hơn là bóp chết doanh nghiệp”, chị nói

Để có thể thuyết phục được ngân hàng, chị Thanh cho biết phải đem hầu hết tài sản cá nhân ra đặt cược. Thay vì chỉ thế chấp tài sản của công ty như các doanh nghiệp khác, toàn bộ tài sản cá nhân, nhà cửa của mình, chị cũng đem đi thế chấp hết. “Nếu ngân hàng thấy được sự quyết tâm của doanh nghiệp thì nên để thời gian cho họ. Môi trường kinh doanh thay đổi quá đột ngột đòi hỏi chúng tôi cần có thời gian thích nghi. Chỉ cần ngân hàng tạo điều kiện một chút, thay vì đôn nợ, ép nợ là có thể cứu thành công doanh nghiệp rồi”, chị tâm sự.

Mỗi một nhân viên là tài sản quý của doanh nghiệp

Từng học khoa văn và tốt nghiệp Đại học Luật, nên cách nói của chị rất khúc chiết. Chị cho rằng, doanh nghiệp phải biết tự mình “liệu cơm gắp mắm”. Thời điểm khó khăn này, doanh nghiệp không cần lo đến danh tiếng mà phải lo cách sống, làm sao để tồn tại, trụ vững được. Những công việc kinh doanh không đem lại hiệu quả phải chấp nhận thu hồi, chấp nhận hủy bỏ. Bản thân Thuận Thảo cũng chấp nhận đóng cửa siêu thị của mình vì không đem lại lợi nhuận. Đối với những mảng kinh doanh đem lại hiệu quả, dù khó khăn về nguồn vốn nhưng Thuận Thảo vẫn nỗ lực mở rộng thêm.

“Chẳng hạn như với Dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao của Thuận Thảo, hiện chúng tôi vẫn mua thêm xe, đoàn xe giường nằm vẫn tiếp tục tăng lên”, chị cho biết. Tuy nhiên, chị chỉ cắt giảm những mảng kinh doanh hiệu quả chứ tuyệt nhiên không cắt giảm chi phí quản trị doanh nghiệp. Đối với chị, mỗi nhân viên là tài sản quý báu của doanh nghiệp. Trong công ty, chị luôn lắng nghe hết tất cả ý kiến của tất cả nhân viên, việc lắng nghe giúp chị có thêm nhiều ý tưởng để phát triển doanh nghiệp.

“Có rất nhiều những ý kiến hay, độc đáo mình không nghĩ tới nhưng nhân viên họ lại nghĩ ra. Việc tham khảo ý kiến này giúp tôi có thể đưa ra quyết định phù hợp”, chị cho biết. Vì thế, việc thu gọn hệ thống là để doanh nghiệp loại bớt những mảng kinh doanh không hiệu quả và có thể tập trung nguồn vốn vào phát triển những mảng kinh doanh tiềm năng hơn, chứ không phải cắt giảm hệ thống quản trị doanh nghiệp. Như khách sạn 5 sao của Thuận Thảo hiện vẫn kiên quyết trả tiền cho người nước ngoài, có năng lực, tầm nhìn làm quản lý.

Tạm thời giải quyết được bài toàn về vốn và đầu tư phù hợp, Thuận Thảo đã trụ lại được trong thời điểm cơn bão suy thoái đang càn quét hàng trăm nghìn doanh nghiệp. Bản lĩnh của nữ doanh nhân thép Võ Thị Thanh đã được khẳng định. Nhận định về sự phát triển của thị trường trong thời gian tới, chị tỏ ra lạc quan:

“Tới khoảng thời gian đầu năm 2012 này, không khí kinh doanh lại bắt đầu mở ra, tương đối dễ thở hơn, khí thế hơn. Tôi tin tưởng rằng nhất định thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại”, chị nói.

Theo Cafef/TTVN

 

Theo Cafef/TTVN

Bạn có thể quan tâm