Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO APEC: Liệu robot có cướp việc con người?

Tiếp theo câu chuyện tương lai của việc làm, các doanh nhân tham dự APEC CEO Summit khẳng định tương lai, nhiều công việc sẽ bị robot thay thế nhưng con người vẫn khó thất nghiệp.

Phiên thảo luận "Tương lai của việc làm” ngày 9/11 tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit 2017), câu chuyện robot có cướp việc làm của con người trong tương lai vẫn là điều lãnh đạo Chính phủ và doanh nghiệp đặt vấn đề.

Công nghệ tạo ra rủi ro việc làm 

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đưa ra thông tin 40% việc làm trong nông nghiệp hiện chỉ còn 2% tại nước này. Đây là bằng chứng của việc công nghệ đã tạo ra rủi ro việc làm, động cơ đã dần thay thế nhân công.

Tuy nhiên, theo bà, các doanh nghiệp, người lao động nên tận dụng công nghệ để tạo việc làm mới, thay vì lo lắng thất nghiệp.

"Đương nhiên vẫn phải lo mất việc làm, nhưng chúng ta nên có cái nhìn lạc quan hơn. Không thể tư duy kiểu máy móc sẽ thay thế con người. Vấn đề là chúng ta phải trang bị kỹ năng mới để cho việc làm trong giai đoạn mới", ông nói.

Tuan le cap cao Apec anh 1
Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc Vingroup. Ảnh: Hoàng Hà.

Tổng giám đốc Vingroup, bà Dương Thị Mai Hoa, cho rằng robot ngày càng thông minh và hiệu quả hơn nên ảnh hưởng của robot trong sản xuất là rõ ràng. Vingroup đã có nghiên cứu về ứng dụng công nghệ mới để tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thiết lập công nghệ điều hành thông minh.

Theo bà Mai Hoa, doanh nghiệp bà đang làm việc có 7 lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mỗi lĩnh vực  luôn có kế hoạch nhập khẩu công nghệ mới. Cuối năm nay, tập đoàn nhập robot phục vụ chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện. Ngoài ra, nông nghiệp cũng đã triển khai sản xuất thông minh, tập đoàn hy vọng 5 năm sau sẽ tự động hoá.

Ông Ning Tang, CEO của CreditEase, lại cho rằng robot không thể thay thế con người mà chỉ hỗ trợ. Trong tương lai việc làm cũ biến mất, nhưng sẽ có việc làm mới, như dịch vụ hoặc những ngành dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng. Ví dụ thanh toán điện tử tạo nhiều ngành kinh doanh mới tại Mỹ. Từ đó, Mỹ trở thành trung tâm phát triển việc làm mới với kỹ năng mới.

Điều này cũng được CEO Vingroup thừa nhận. Theo bà Mai Hoa, khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ thì một vài cơ hội đóng lại, nhưng có cơ hội mới mở ra. Sử dụng robot thì cũng cần người nghiên cứu robot, lập trình, quản lý, bảo trì robot...

Các chủ doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hoá lợi ích. Công nghệ mới mang lợi ích mới cho họ. Tuy nhiên, robot chỉ thay thế công việc giản đơn, và sẽ tạo việc làm cho lao động lành nghề.

"Ví dụ, ở ngành may mặc, máy móc thay thế con người nhiều. Tuy nhiên có những sản phẩm thủ công như áo dài tôi đang mặc chỉ con người làm được", bà Mai Hoa nói.

Tuan le cap cao Apec anh 2
Người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp đối diện với rủi ro mất việc làm cao nhất. Ảnh minh họa: Ngọc Trinh.

Tìm việc ở đâu?

Thách thức mà các chuyên gia đặt ra là người lao động sẽ tìm việc mới như thế nào, ở đâu.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Canada, tìm việc làm mới ở đâu là câu hỏi cho cả chính phủ và doanh nghiệp.

Thực tế, chính phủ sẽ khó nói với người dân và doanh nghiệp trong tương lai có việc làm mới nào. Bởi chính phủ thì không thể biết việc làm nào mà doanh nghiệp cần, nhưng chính doanh nghiệp sẽ biết rõ tương lai mình cần gì.

"Chúng tôi muốn trở thành nơi cởi mở chào đón doanh nghiệp, tạo môi trường cho sáng tạo của doanh nghiệp. Canada duy trì chính sách nhập cư mở để thu hút nhân lực và doanh nghiệp. Doanh nghiệp và các cá nhân cần đánh giá đúng xu hướng tương lai để đầu tư, chứ chính phủ không thể làm thay điều đó", ông nói. 

Các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam lẫn đại diện chính quyền chung quan điểm chính phủ phải tăng cường giáo dục để người dân thích ứng và chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho nhiều công việc khác nhau trong tương lai, cũng như tập trung đầu tư cho các lĩnh vực mà máy móc không thể thay thế.

"Chúng ta trước đây thường mặc định công việc trọn đời. Nhưng bây giờ thì khác", Bộ trưởng Canada nói thêm.

"Vấn đề luôn là đào tạo và đào tạo lại. Chính phủ phải cung cấp giáo dục cơ bản để người dân có khả năng thích ứng và chuẩn bị cho các công việc khác nhau", ông Nathan Blecharrczyk, đồng sáng lập Airbnb, nói.

Còn vị CEO của CreditEase thì nói: "Người lao động vẫn sẽ có việc thôi, không làm ở công ty này thì sẽ có công ty khác, với điều kiện là họ phải tự thay đổi mình".

Các CEO giao lưu golf dưới mưa bên lề APEC Trời mưa lớn nhưng 120 CEO tham dự APEC là các doanh nhân Việt Nam và quốc tếđã tham gia giải đấu giao hữu golf tại một resort ở Hội An vào ngày 8/11.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm