Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây cầu huyết mạch của thủ đô nhìn từ camera bay

Mặc dù có sự trợ giúp của các cây cầu mới bắc qua sông Hồng như Thanh Trì, Vĩnh Tuy nhưng Chương Dương vẫn là nút giao thông hiệu quả, quan trọng của Hà Nội từ sau năm 86 đến nay.

.
Những năm 80 và trước đó cả thủ đô chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Làn đường cầu Long Biên quá nhỏ xe đạp, xe máy, ô tô cùng đi chung nên cảnh ách tắc xảy ra thường xuyên, xe phải mất nhiều giờ đồng hồ mới thoát qua được khu vực này.
.
Thời gian sau vào năm giữa 1985 đầu 1986 (năm chuyển giao của thời kỳ đổi mới) cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của thủ đô.
Cùng thập kỷ 80 còn có cầu Thăng Long, cũng khánh thành trong năm 1985 tuy nhiên không chia sẻ được nhiều bởi nằm ở vị trí cửa ngõ giao thông khác. Lúc đó đất nước đang thời kỳ khó khăn, kết cấu thép làm cầu cũng phải thu gom từ nhiều cầu dã chiến ngày xưa và phần thừa của quá trình xây dựng cầu Thăng Long để làm.
Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7000 phương tiện/ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3, 4 lần thực tế cho phép. Ngay từ cuối những năm 90 (cuối thể kỷ 20) cầu Chương Dương liên tục bị quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).
Sau đó thành phố cho phép xe máy được lưu thông trên cầu Long Biên để giảm tải cho Chương Dương. Đồng thời gấp rút xây dựng hai cây cầu Thanh Trì (khánh thành 2007) và Vĩnh Tuy (thông xe 2009).
Kiến trúc cầu Chương Dương không có gì nổi bật nhưng điểm nhấn thành công của nó là cây cầu lớn lần đầu tiên không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của kỹ sư nước ngoài khi thiết kế và thi công tại Việt Nam.
Cầu ở vị trí km 170+200 quốc lộ 1A, độ dài 1230m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m.
Sau khi hai cây cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy đưa vào sử dụng, Chương Dương vẫn là nút giao thông huyết mạch của Hà Nội, thậm chí là một biểu tượng trong lòng nhiều người dân thủ đô. Hiện cầu chỉ có xe máy và ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe tải dưới 1,5 tấn và xe buýt được phép qua lại.
Các phương tiện khác như xe đạp, xe thô sơ đi cầu Long Biên, xe từ 30 chỗ trở lên, xe tải trên 1,5 tấn bị cấm phải qua hai cây cầu mới ở phía Nam sông Hồng.
Sau gần 30 năm đi vào sử dụng, cầu Chương Dương đã nhiều lần hư hỏng và phải sửa chữa. Hà Nội từng có ý tưởng thay thế cây cầu này bằng một cây cầu mới nhưng không được sự đồng thuận của cả người dân lẫn các chuyên gia trong ngành xây dựng cầu đường bởi chi phí là quá lớn.

Mạnh Thắng - Tuấn Mark

Bạn có thể quan tâm