Sau 3 năm tạm dừng thi công vì vướng công tác giải phóng mặt bằng, công trình cầu Long Kiểng đã tái khởi động được khoảng 6 tháng, đến nay tổng khối lượng đạt 65%. Đây là dự án trọng điểm cửa ngõ phía nam TP.HCM kết nối tỉnh Long An, Nhà Bè, quận 7 vào trung tâm thành phố, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư. |
Cầu Long Kiểng có 2 mố và 8 trụ cầu, công trình đang trong giai đoạn gác dầm. Cách đây 2 tuần, cầu được lắp hoàn tất hơn 34 lao dầm, dự kiến trong 7 ngày tới hoàn tất lắp 40 lao dầm còn lại. |
Công nhân thi công ép cọc làm phần đường dẫn cầu. Hạng mục này hiện đạt 40% khối lượng xây lắp. |
Phần lao dầm vừa được gác lắp hoàn thiện ngày 12/2 vừa qua. |
Đại diện chủ đầu tư cho biết riêng khối lượng thi công cầu đã đạt hơn 75%, dự kiến công trình hoàn thành trước tháng 9 năm nay. Tuy nhiên dự án vẫn còn 2 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng và đang được địa phương thuyết phục. |
Công nhân kéo thép, dựng khung chuẩn bị đổ bê tông bờ tường chân cầu, phía xã Nhơn Đức. |
Trung bình mỗi ngày, có hơn 40 công nhân, kỹ sư được huy động làm việc tại công trường. Một số hạng mục như thi công lắp đặt đường ống được thực hiện vào ca đêm. |
Công nhân thi công lắp đặt đường điện, dây cáp tại phần đường dẫn, dài 661 m (2 đầu cầu). |
Đường dân sinh (song song công trường) đang được đẩy nhanh tiến độ để người dân lưu thông trong quá trình thi công hạng mục đường dẫn cầu Long Kiểng. |
Bà Phan Thị Thiêm (ngụ huyện Nhà Bè) là một trong số hơn 100 hộ dân thuộc diện giải tỏa cho biết rất phấn khởi khi thấy công trình tái khởi động. "Mong cây cầu sớm hoàn thành để người dân, con em ở địa phương bớt phần khó khăn mỗi ngày đi học, đi làm", bà Thiêm chia sẻ. |
Cầu Long Kiểng khi hoàn thành có quy mô 312 m, rộng 15 m với quy mô 4 làn xe. |
Cầu Long Kiểng nằm song song với cầu Long Kiểng cũ, bắc qua rạch Long Kiểng, nằm trên trục đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè). |
Vị trí cầu Long Kiểng. Ảnh: Google Maps. |
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.