Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây ăn thịt hồi sinh ở Anh

Loài thực vật ăn thịt từng phổ biến trên khắp nước Anh đã bị suy giảm nghiêm trọng trong thế kỷ qua. Tuy nhiên, chúng đang trở lại theo cách khó tin.

Du khách đến cao nguyên và các hòn đảo của Scotland có thể tình cờ bắt gặp những những cây gọng vó (Sundews) trải dài. Những góc hoang vu, hẻo lánh này của Anh vẫn là nơi sống của các loài thực vật ăn thịt.

Nhà sinh thái học Joshua Styles đã thành lập dự án Sáng kiến ​​Thực vật Quý hiếm Tây Bắc (North West Rare Plants Initiative), một tổ chức nhằm ngăn chặn sự suy giảm của các loài thực vật quý hiếm nhất ở tây bắc nước Anh. Mục đích nhằm khôi phục một số loài thực vật ăn thịt được tìm thấy ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Anh quốc.

Manchester đã từng là nơi sinh sống của một loạt các loài thực vật ăn thịt. Các khu vực ẩm ướt của New Forest tạo điều kiện cho sự phát triển của cây gọng vó lá tròn.

cay an thit anh 1

Những gọng vó lớn từng phát triển mạnh trong các vũng lầy ở tây bắc nước Anh. Ảnh: Getty Images

Đối với những người bình thường, loài chi nhĩ cán (Bladderwort) rất khó để nhận ra trừ khi ta chú ý tới những bông hoa màu vàng chanh của chúng.

Còn đối với cây gọng vó, chúng lấp lánh và xuất hiện thành từng quần thể. Bởi vậy mà vị trí chính xác của loài cây này luôn phải giữ bí mật.

Sự tuyệt chủng của loài cây ăn thịt tại Anh

Những người sưu tập thực vật vẫn là mối đe dọa đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Loài lan cánh xanh (Green-winged orchids) đã biến mất ở Cheshire khi những kẻ trộm đã đào hết chúng tại những nơi cuối cùng còn sót lại vào năm 1980.

Joshua Styles nói rằng những cây gọng vó đã tuyệt chủng khoảng 150 năm trước ở Manchester và có nguy cơ biến mất hoàn toàn trên toàn nước Anh.

cay an thit anh 2

Có rất nhiều loài thực vật ăn thịt có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, bao gồm cả cây gọng vó. Ảnh: BBC

Những quần thể cây ăn thịt gần như chỉ còn là kỷ niệm. Xung quanh Manchester từng có nhiều đầm lầy. Giờ đây, phần lớn là những cánh đồng nông nghiệp. Nơi này dù vẫn là đồng quê, nhưng những quần thể cây ăn thịt tại đây đã mất đi tính đa dạng sinh học.

Đất than bùn ở đây ẩm ướt, thiếu chất dinh dưỡng, nhưng điều đó không có nghĩa là thực vật không thể sống. Một loạt các loài thực vật và côn trùng chuyên biệt có thể phát triển mạnh trong những điều kiện này.

Theo Joshua Styles, 1/5 loài thực vật bản địa ở Anh đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mỗi năm, trung bình, một loài thực vật bị tuyệt chủng ở mỗi quận trên khắp nước Anh.

Vào Thế kỷ 20, 98% quần thể cây ăn thịt và đầm lầy tại Manchester đã biến mất. Chỉ trong những thập kỷ gần đây, tầm quan trọng của việc mất môi trường sống và đa dạng sinh học mới được chú ý tới, chứ chưa nói đến các bước thực hiện để giải quyết vấn đề này.

Tại những đầm lầy ở Manchester, phần lớn những loài thực vật đã mất đều là các các loại cây gọng vó.

Loài cây này có những chiếc lá màu đỏ và xanh ngọc lục bảo lấp lánh cùng những hạt nhầy nhỏ dính như ngọc trai. Những chất trong mờ mà cây tạo ra này bám ở đầu những sợi lông mịn bao phủ bề mặt của lá của chúng. Côn trùng bị dụ dỗ bám trên lá sẽ bị mắc kẹt, không thể bay khỏi lớp keo thực vật.

Lá của cây gọng vó từ từ cuộn tròn xung quanh con mồi kém may mắn của chúng, giải phóng các enzym tiêu hóa để ăn. Mặt đất nơi cây gọng vó mọc có thể thiếu chất dinh dưỡng, nhưng đối với cây ăn thịt thì đây không phải là vấn đề lớn.

Charles Darwin, nhà tự nhiên học vĩ đại, người đã khám phá ra những bí mật của sự tiến hóa trong thế kỷ 19, bị ám ảnh bởi cây gọng vó. Ông trồng chúng trong nhiều năm, tiến hành các thí nghiệm liên quan đến loài cây này.

Năm 1860, Darwin viết, "Hiện tại, tôi quan tâm đến Drosera (tên gọi khác của cây gọng vó) hơn là nguồn gốc của tất cả các loài trên thế giới", một tuyên bố táo bạo đến từ tác giả của cuốn sách ‘Nguồn gốc của các loài’.

Những nỗ lực hồi sinh cây ăn thịt

Tổ chức Động vật hoang dã Lancashire (Lancashire Wildlife Trust - LWT) đã đi đầu trong nỗ lực cứu những gì còn sót lại. Họ đã làm việc với các chủ đất để cải thiện tình trạng trên. Họ vận động bảo vệ các khu đất hay thậm chí là mua lại các vùng đất than bùn quan trọng để bảo vệ chúng khỏi bị phá hủy, khôi phục lại như trước đây và bảo tồn cho sự phát triển bền vững.

Joshua Styles nói rằng: “Cần phải bảo tồn các loài và môi trường sống không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cấp khu vực. Trong lĩnh vực bảo tồn, họ thường chỉ tập trung vào bảo tồn động vật hoang dã”.

Styles nhấn mạnh rằng các loại cây mà anh tái trồng là một phần của quá trình đã được cân nhắc và lên kế hoạch kỹ lưỡng. Nhờ những giải thích về sự cần thiết trong việc bảo tồn cùng sự đồng ý của các chủ đất có liên quan và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định, chỉ sau một vài năm, công việc khó khăn của anh đã được đền đáp.

Thành công ban đầu đã đến với chi nhĩ cán, một loài thực vật ăn thịt có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng ở Anh.

cay an thit anh 3

Chi nhĩ cán nhỏ là loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng ở Anh. Ảnh: BBC

Vào năm 2018, Styles làm việc với hai tổ chức Wildlife Trusts và Natural England, anh đã lấy 5 mẫu từ một trong số ít các quần thể địa phương còn lại của chi nhĩ cán để trồng. Đến cuối năm, những cây đó đã xuất hiện trở lại ở các khu vực đầm lầy tại Manchester do LWT quản lý.

Từ 5 cây ban đầu đó, vào năm 2019, những cây chi nhĩ cán đã có thể tạo thành quần thể và xuất hiện dày đặc tại địa điểm ban đầu - ước tính khoảng 29.000 cây. Vào năm 2020, hơn 200.000 cây đã phát triển mạnh mẽ.

Jo Kennedy, điều phối viên đối tác tại Khu vực Cải thiện Thiên nhiên vùng Đất ngập nước ở Great Manchester (Great Manchester Wetlands Nature Improvement Area) cho biết: "Công việc của Josh thực sự đã giúp ích cho một hệ sinh thái lành mạnh chứa đầy đa dạng sinh học. Ai có thể nghĩ rằng chỉ cách trung tâm thành phố Manchester vài dặm sẽ có cả một quần thể cây ăn thịt quay trở lại?"

Cùng với đó, những cây gọng vó cũng đang phát triển tốt. Vì phải trải qua một mùa xuân dài và lạnh giá, chúng vẫn còn nhỏ và chưa phát triển hoàn toàn. Nhưng Styles biết rõ về điều đó. Anh thấy chúng không chỉ sống sót kể từ khi trồng mà còn bắt đầu tái phát triển.

cay an thit anh 4

Nhà sinh thái học Joshua Styles đang làm việc để phục hồi các loài thực vật ăn thịt cho vùng Manchester. Ảnh: BBC

Vào năm 2019, Joshua Styles tái trồng 10 cây gọng vó đầu tiên cho khu vực. Chúng đã tăng 4 lần chỉ tính riêng tại một địa điểm đó. Tổng cộng đã có ít nhất 85 cây gọng vó.

Còn đối với chi nhĩ cán, Styles cho rằng sẽ có thể có hơn 1 triệu cây trong năm 2021.

Với sự nhiệt tình của Joshua Styles, các loài thực vật ăn thịt ở các đầm lầy than bùn ở phía tây bắc nước Anh đã có thể quay trở lại.

Chuyến tàu chở quan tài ở Anh thế kỷ 19

Không chỉ có những hành khách bình thường, chuyến tàu này còn chở quan tài để đưa tới nghĩa trang cách London (Anh) khoảng 37 km.

Bí ẩn hồ xương người trên dãy Himalaya

Hàng trăm bộ hài cốt kỳ dị trong lòng hồ Roopkund (Ấn Độ) đến nay vẫn là ẩn số với những nhà khoa học.

Đỗ Linh

Bạn có thể quan tâm