Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu treo mạo hiểm trên đỉnh Ô Quy Hồ

Cây cầu treo ghép từ nhiều mảnh gỗ riêng biệt, cheo leo giữa núi rừng vừa mới xuất hiện đã nhận được sự chú ý lớn từ dân mạng. Trải nghiệm thách thức cả du khách ưa mạo hiểm.

Du khách đi trên chiếc cầu treo giữa vách núi cheo leo ở Sa Pa Cầu treo gỗ chênh vênh giữa vách núi mang tên Độc Mộc là một trong những trải nghiệm mới mà du khách ưa mạo hiểm không thể bỏ qua tại Sa Pa.

Mới đây, tài khoản Bùi Quyết chia sẻ video trải nghiệm đi trên cầu treo dài 180 m, cao 600 m so với chân vách núi, lơ lửng trên đỉnh Ô Quy Hồ. Bài đăng nhanh chóng thu hút sự chú ý với hàng nghìn lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận từ cộng đồng mạng.

Nhiều người tỏ rõ sự ngạc nhiên trước độ cao của cây cầu treo độc đáo. Không ít thành viên nhắc tên bạn bè, hỏi địa chỉ khu vui chơi vì muốn đến check-in, trải nghiệm.

cau treo Sa Pa anh 1

Hình ảnh cây cầu treo Độc Mộc thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Ảnh: Rongmay.

Theo chủ nhân bài viết, cầu treo được tạo thành từ các tấm gỗ riêng biệt, bắc giữa cách núi cheo leo có tên Cầu Độc Mộc. Điểm đến mạo hiểm mới xuất hiện vào ngày 26/6 tại khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu) cách Sa Pa (Lào Cai) 17 km.

Anh Quyết đánh giá tích cực về địa điểm du lịch: "Theo mình, cảm giác đung đưa giữa không gian và có thể trượt chân nếu không cẩn thận là trải nghiệm đáng nhớ với nhiều người". Không ít thành viên hào hứng muốn tham gia trò chơi mới, tài khoản Kim Loan để lại bình luận: "Mình cực thích các thể loại mạo hiểm này". "Đẹp quá", "Mình muốn đến Sa Pa thử ngay", là hai trong nhiều ý kiến của cộng đồng mạng.

Theo hình ảnh, video được chia sẻ trên các fanpage, hội nhóm, dù có đai bảo hộ an toàn, nhưng cầu treo vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều du khách. "Những người sợ độ cao như mình thì không nên chơi trò này, nhìn thôi đã muốn rớt tim rồi", tài khoản Linh Nhi để lại bình luận.

Đi trên cầu gỗ treo vốn là trò chơi mạo hiểm khá phổ biến trên thế giới. Tại Trung Quốc, nhiều khu du lịch thu hút giới trẻ nhờ hình ảnh cây cầu lắc lư giữa núi rừng bao la. Trò chơi cũng xuất hiện tại một vài địa điểm Việt Nam những không gây hiệu ứng vì quy mô nhỏ và thấp.

Trải nghiệm đi trên cầu treo có giá 100.000 đồng, bao gồm một phần nước uống. Để đến khu vực trò chơi, du khách thường sử dụng dịch vụ di chuyển và tham quan bằng thang máy lồng kính có giá 400.000 đồng/người lớn và 200.000 đồng/trẻ em.


Lạc giữa thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam ở Sa Pa

Đến Sa Pa (Lào Cai) dịp này, du khách có thể bỏ túi thêm một địa điểm check-in "nghìn like" là thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam.

Thảo Ly

Bạn có thể quan tâm