Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu thủ Việt treo giày kiếm nghề mưu sinh

Nhiều cầu thủ sớm nhận ra rằng không thể tiếp tục sống nhờ bóng đá nên đã nhảy ra ngoài kinh doanh để có thể nuôi sống bản thân và lo cho gia đình.

Cầu thủ Việt treo giày kiếm nghề mưu sinh

Nhiều cầu thủ sớm nhận ra rằng không thể tiếp tục sống nhờ bóng đá nên đã nhảy ra ngoài kinh doanh để có thể nuôi sống bản thân và lo cho gia đình.

Cách đây chưa đầy 3 năm, lương cầu thủ đá bóng là niềm mơ ước của biết bao người, bởi những cầu thủ tầm trung cũng có mức lương trên dưới chục triệu đồng, đó là chưa tính những khoản thưởng lớn cho mỗi chiến thắng.

Minh Chuyên (phải) chỉ đá phủi để dành thời gian kinh doanh lo cho gia đình.

Hiện nay đa số đội bóng đều thắt lưng buộc bụng, cầu thủ đều bị giảm lương, thưởng đáng kể. Những cầu thủ hàng sao, thuộc dạng công thần hay được gọi là loại một mới có lương cao, còn đa số chỉ đủ sống qua ngày chứ khó lòng tích lũy. Chính vì thế, rất nhiều cầu thủ đã phải bỏ bóng đá để làm kinh tế nhằm có cuộc sống tốt hơn.

Đó là trường hợp của Nguyễn Minh Chuyên. Anh quyết định treo giày dù vẫn dư sức để thi đấu bóng đá đinh cao. Nghỉ đá bóng, Minh Chuyên chập chững học kinh doanh với gia đình và là tuýp người thích nghi nhanh với kinh tế thị trường, nên dù mới “ra đời” nhưng anh đã có thể kiếm được kha khá để lo cho vợ con.

Minh Chuyên nói: “Bây giờ đã có vợ con, nên phải nghĩ xa hơn. Nếu cứ đá bóng thì đến khi giải nghệ chắc cũng chỉ hai bàn tay trắng, vì thế dù vẫn rất máu bóng đá nhưng tôi phải quyết định dừng cuộc chơi”.

Cửa hàng bán đồ bóng đá của Đức Thiện.

Tiền vệ người Đồng Nai Nguyễn Đức Thiện là một trường hợp khác. Ở độ tuổi 26, Đức Thiện vẫn là một trong những tiền vệ tấn công hay nhất của bóng đá Việt Nam. Nhìn Đức Thiện xử lý bóng trong màu áo của Becamex Bình Dương hay đội tuyển U.23 Việt Nam mới thấy hết tài năng của cầu thủ này.

Thế nhưng, Đức Thiện phải tạm chia tay bóng đá đỉnh cao vì những rắc rối với CLB chủ quản SQC.Bình Định, nên không thể tìm được CLB thi đấu trong mùa giải 2013.

Không chịu ngồi yên, Đức Thiện đã về quê nhà Long Khánh để mở shop thể thao Đức Thiện sports. Shop của Thiện chuyên bán đồ bóng đá, anh lại là người vui vẻ, sống tốt với bạn bè, nên được khá nhiều cầu thủ ủng hộ. Chính vì thế, Thiện cũng có thể sống được với công việc mới của mình.

Tuy vậy, quả bóng tròn vẫn là niềm đam mê lớn của chàng trai xuất sắc ở Giải U.21 Báo Thanh Niên 2008, nên Đức Thiện vẫn mong một ngày được trở lại: “Hàng ngày tôi vẫn xách giày đi đá phủi để duy trì phong độ. Tôi hy vọng ở mùa giải 2014 tôi sẽ được một CLB nào đó để mắt đến để có thể trở lại với sân cỏ”.

Mạnh Tú và vợ mở nhà hàng để kinh doanh.

Trong giới cầu thủ treo giày để kinh doanh, người ta cũng biết nhiều đến Mạnh Tú của Nam Định. Lập gia đình, quyết định lập nghiệp ở TP.HCM, Mạnh Tú đã mở quán bánh cuốn ở đường Nguyễn Thị Thập, quận 7.

Sau một thời gian kinh doanh, nhận ra mình cũng là người mát tay, nên anh quyết định khuếch trương khi vừa thuê mặt tiền ở đường Phó Đức Chính (quận 1) để bán những món ăn miền Bắc như chả mực, giò heo giả cầy, đậu hũ mắm tôm…

Nhà hàng ở Phó Đức Chính mới khai trương nên còn gặp nhiều khó khăn, dù vậy chàng cầu thủ vừa chia tay bóng đá tin rằng mình sẽ thành công.

Không riêng gì những cầu thủ thất nghiệp mới tìm đến kinh doanh, mà nhiều cầu thủ khác cũng mạnh dạn làm ăn như Hữu Thắng, Tấn Trường, thủ môn Quang Huy… Am hiểu về bóng đá, nên Quang Huy và Tấn Trường ăn nên làm ra với những sân bóng cỏ nhân tạo do mình đầu tư.

Theo Thanh Niên

Theo Thanh Niên

Bạn có thể quan tâm