Với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, thường có từ 4-6 phương án lựa chọn cho một và chỉ một đáp án, tức là xác suất trả lời đúng từ 18-25%. Ở bộ 150 câu hỏi chỉ có 34 câu là đảm bảo yêu cầu này. Các câu còn lại hoặc là có từ 2-3 phương án chọn hoặc có đến 2 đáp án. Thậm chí có 14 câu chỉ có 2 phương án lựa chọn và cũng chính là 2 đáp án, tức xác suất trả lời đúng là 100%.
Thi lý thuyết sát hạch lái xe. |
Nhiều câu hỏi hay phương án chọn có những từ “gợi ý” trả lời rất dễ dàng. Ví dụ:
- Câu hỏi: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
- Câu hỏi: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?.
Với người đủ 18 tuổi và có sức khỏe bình thường (điều kiện để được sát hạch lái xe môtô) nhưng chưa được học Luật Giao thông đường bộ cũng có thể dễ dàng suy luận để trả lời đúng. Có đến 17 câu hỏi như vậy.
Điều khiển nghĩa là lái xe hay dắt xe?
Một số câu hỏi có nội dung như trích dẫn từ văn bản pháp luật, dài và cứng nhắc, rất khó để “đưa pháp luật vào cuộc sống”, đồng thời gây ra khó khăn không cần thiết cho người học. Chẳng hạn:
Ngoài những câu hỏi có từ gợi ý, phần lớn số còn lại chỉ cần biết khái niệm, nhớ biển báo là trả lời đúng.
Trong khi đó, để chấp hành tốt pháp luật giao thông đường bộ thì cần phải hiểu và vận dụng, tức là ở mức độ phải cao hơn biết và nhớ.
Đồng thời đã hiểu và vận dụng được thì khó mà quên được và tính tự giác chấp hành sẽ cao hơn.
Điều này rất quan trọng để góp phần hình thành văn hóa giao thông.
Lưu ý rằng đây là bộ câu hỏi dùng sát hạch môtô hai bánh, muốn lái môtô ba bánh (A3), ôtô, máy kéo thì phải học mới hoàn toàn. Cũng trong câu hỏi này, dùng từ “điều khiển” cũng là cứng nhắc và thiếu chính xác, vì dắt xe hay lái xe đều có thể gọi là điều khiển xe. Chẳng lẽ chưa đủ 18 tuổi thì không được dắt xe môtô?
Câu hỏi không cần thiết
Một số nội dung không hoặc ít liên quan đến lái xe môtô lại được đưa vào bộ câu hỏi một cách không cần thiết.
Ví dụ như câu hỏi: "Cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm đi, đi một chiều..., lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phương quản lý?” hay “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?” thì chỉ liên quan đến các cơ quan nhà nước mà thôi.
Có câu hỏi như chỉ để cơ quan quản lý nhà nước “răn đe”: “Khi phát hiện hành vi giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc đổi hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối để được đổi, cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?”.