Liberty Rock Books rộng 5.000 thước vuông có không gian như phòng trưng bày nghệ thuật và phòng ký gửi, nơi các nhà cung tư nhân có thể ký gửi hàng. Ảnh: Tony Cenicola/The Times. |
Ẩn mình phía bắc Catskills, cách Manhattan khoảng 3 giờ lái xe, Hobart trở thành làng sách Hobart vào năm 2005. Nhiếp ảnh gia Tony Cenicola của The Times đã dành một ngày đến thăm Hobart, đi sâu vào các kệ hàng.
Vào năm 2002, một luật sư ở Manhattan tên Diana Adams, cùng chồng mình là Bill, nhận thấy thị trấn đang gặp khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp, mặc cho những nỗ lực của doanh nhân địa phương tên Don Dales, người đã rao giá cho thuê các mặt bằng cửa hàng chỉ 1 đôla/năm.
Vậy là nhà Adams quyết định mở cửa tiệm Sách Cổ vật của William H Adams, chuyên bán những cuốn sách được in trước năm 1850.
Những cuốn sách in trước năm 1850 ở tiệm Sách Cổ vật của William H Adams. Ảnh: Tony Cenicola/The Times. |
Lấy cảm hứng từ Hay-on-Wye, một thị trấn nhỏ nằm ở Powys, Wales với hơn 20 cửa hàng sách, Dales đã mở cửa Thư viện và Cửa hàng Sách Hobart dọc theo Phố Chính vào năm 2005.
Mặc dù cho đến nay, Thư viện và Cửa hàng Sách Hobart đã đóng cửa, nhiều cửa tiệm mới đã mọc lên như: Creative Corner chuyên bán sách dạy nấu ăn, New York Books & Ephemera bán những mặt hàng liên quan đến New York; LionEyesBooks dành cho người yêu nghệ thuật; Quarry Books chuyên dòng sách trinh thám và khoa học viễn tưởng...
Một số hình ảnh chụp tại làng sách Hobart. Ảnh: Tony Cenicola/The Times. |
Ngày nay, làng sách Hobart tổ chức một số lễ hội sách hàng năm và các sự kiện bán sách lớn nửa năm một lần.
Theo The New York Times, có 8 hiệu sách độc lập mọc lên dọc hai dãy nhà trên Phố Chính ở làng Hobart, ngoại ô New York. Đây là một khu vực thưa dân với chỉ khoảng 400 người sinh sống.