Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu BOT Tân Nghĩa sập có phải chỉ do quá tải?

Cơ quan chức năng nhận định cầu Tân Nghĩa (Đồng Tháp) sập do ôtô quá tải. Tuy nhiên, chuyên gia cầu đường cho rằng có thể đây không phải là nguyên nhân duy nhất.

Cần cẩu gãy đôi khi trục vớt chiếc xe tải trong vụ sập cầu Tân Nghĩa Chiếc cần cẩu gãy đôi khi đang trục vớt xe tải bị rơi xuống sông sau vụ sập cầu Tân Nghĩa (Đồng Tháp) hôm 31/5.

Ngày 31/5, Bộ GTVT có công điện gửi các ban ngành của tỉnh Đồng Tháp yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh).

Công điện của Bộ GTVT yêu cầu địa phương phải tổ chức cứu hộ phương tiện, có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, đến trưa 1/6, hiện trường vụ việc tiếp tục phát sinh thêm sự cố gãy cần cẩu khi đang trục vớt xe tải. Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người.

cau 'BOT' sap tai Dong Thap anh 1
Hiện trường vụ sập cầu Tân Nghĩa. Ảnh: Anh Minh.

"Đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các đơn vị chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ra sự cố để xử lý nghiêm theo quy định", công điện nêu rõ.

Cầu sập khi việc thu phí mới chấm dứt vào tháng 2 vừa qua. Sau hơn 10 năm trả phí hoàn vốn, người dân địa phương không khỏi tiếc nuối khi cầu vừa hết hạn thu phí đã sập. 

Thời điểm cầu Tân Nghĩa sập, trên cầu có ôtô tải trọng lượng 12,5 tấn (chở thêm khoảng 10 tấn khoai mì) trong khi cầu quy định giới hạn 8 tấn.

Sự việc khiến nhiều người nhớ đến câu nói "cầu nhân ba, phà nhân đôi"  thường được một số tài xế xe tải truyền tai nhau - ý nói sức chịu tải tối đa của cầu thường gấp ba lần sức tải ghi trên biển báo (với phà là gấp đôi). 

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Ngô Văn Minh (giảng viên Bộ môn cầu hầm, Đại học GTVT Hà Nội) khẳng định đây chỉ là quan niệm lưu truyền dân gian và hoàn toàn không có căn cứ. Mỗi công trình cầu đều có nhiều kịch bản phá hoại, trong đó không loại trừ kịch bản sập cầu do phải chịu tải quá mức.

Tài xế sai khi điều khiển xe quá trọng tải đi qua cầu. Tuy nhiên, theo ông Minh, chưa thể kết luận xe quá tải đi qua cầu thì đương nhiên gây sập.

Theo tiến sĩ Minh, một cây cầu cho phép tải trọng 8 tấn thì không có nghĩa phương tiện vượt quá trọng tải đi qua sẽ khiến cầu sập ngay. Giới hạn trọng tải được tính dựa trên nhiều tham số khác, trong đó có "tuổi thọ mỏi" của công trình. Ví dụ cây cầu giới hạn 10 tấn sẽ sử dụng được 100 năm. Vẫn cây cầu đấy nếu giới hạn 20 tấn chỉ sử dụng được 40 năm thôi. 

Bên cạnh đó, hai phương tiện có trọng tải giống nhau nhưng vẫn có thể gây ra tác động khác nhau lên cầu. Việc này còn tùy thuộc vào số lượng trục bánh xe và khoảng cách giữa các trục (ví dụ ôtô 6 bánh sẽ tác động lực lên mặt cầu ít hơn ôtô 4 bánh cùng trọng tải).

Khoảng 13h ngày 31/5, ôtô tải chở khoai mì và 1 xe ba gác lưu thông qua cầu Tân Nghĩa thì nhịp giữa (dài 21 m, rộng khoảng 4 m) bất ngờ sập. Tai nạn khiến ôtô tải và xe ba gác rơi xuống kênh, đè lên một ghe sắt tải trọng 32 tấn. Hai người trên xe ba gác bị thương được người dân đưa đi cấp cứu.

Sự cố khiến việc đi lại của người dân 2 bên bờ kênh và phương tiện vận chuyển hàng hóa cả đường bộ lẫn đường thủy bị ảnh hưởng.

Cầu Tân Nghĩa bắc qua kênh Tháp Mười có tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng, được khởi công hồi tháng 6/2005 theo hình thức BOT. Tháng 12/2007, cầu được khánh thành và bắt đầu thu phí.

Gãy cần cẩu khi cứu hộ xe tải trong vụ sập cầu Tân Nghĩa

Trong lúc cứu hộ vụ sập cầu Tân Nghĩa ở Đồng Tháp, cần cẩu bị gãy và xe tải tiếp tục rơi xuống kênh Tháp Mười.

Ôtô chở khoai mì quá tải trọng khiến cầu Tân Nghĩa sập

Lực lượng chức năng xác định xe khoai mì chở quá tải khiến nhịp giữa cầu Tân Nghĩa ở Đồng Tháp bị sập.


Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm