Carbon đen nung nóng trái đất mạnh gấp đôi dự đoán
Các nhà khoa học cho biết, carbon đen, được sinh ra trong quá trình đốt cháy gỗ và khí thải động cơ diesel là tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh gấp 2 lần so với những gì mà chúng ta vẫn nghĩ.
Quá trình cháy của gỗ và dầu diesel tạo ra loại carbon đen mà khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể, tạo thành bồ hóng hoặc muội. Nghiên cứu mới nhất được công bố hôm thứ 3 khẳng định, carbon đen gây ra tác động mạnh gấp đôi đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu so với những gì con người từng suy đoán trước đó. Nó nhanh chóng trở thành yếu tố thứ 2 trong thang khí thải gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
Cháy rừng là một trong những nguồn tạo ra khí carbon đen. |
Nhận ra được sự nguy hiểm của carbon đen giúp nhân loại xác định được thêm phương hướng nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Với khoảng 7,5 triệu tấn khí thải carbon đen được đưa vào môi trường chỉ riêng trong năm 2000, loại chất này góp phần tính cực nung nóng trái đất.
Ở châu Á và châu Phi, đốt và cháy rừng hoặc các đồng cỏ là nguyên nhân chính tạo ra khí carbon đen thải vào khí quyển. Trong khi đó, sử dụng nhiên liệu than là nguồn tạo ra carbon đen ở Đông Âu và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin, lượng khí thải này lại được tạo ra từ số lượng lớn động cơ vận hành bằng nhiên liệu diesel.
Theo lý giải của các nhà khoa học, carbon đen làm nóng bầu không khí bằng cách hấp thụ nhiệt từ mặt trời và phân tán nó vào không khí, khiến nhiệt độ trung bình tăng cao. Nó cũng thúc đẩy sự hình thành các đám mây, tạo thêm sức nóng bằng cách giảm cường độ phản xạ của băng và tuyết ở các cực.
Nghiên cứu mới về carbon đen có liên quan đến 31 chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, với mục đích xem xét lại tất cả các dữ liệu nhằm chứng minh tác động của carbon đen đối với khí hậu, khí quyển. Với cảnh báo carbon đen sẽ làm nóng khí quyển trong thời gian ngắn, con người cần có hành động ngay lập tức nhằm xử lý loại khí thải này trước khi chúng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống loài người.
Hồng Duy
Theo Infonet