Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cạnh tranh giữa nhà mạng: Đã qua thời giảm cước, ưu đãi

Nếu như trước đây, các nhà mạng thường cạnh tranh về giá, khuyến mãi, giảm cước liên tục thì giờ đây cuộc chiến đã chuyển sang giai đoạn mới.

Trước đây, Việt Nam có tình trạng dùng giá để phân định thị trường ngành viễn thông. Các nhà mạng liên tục tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá. Những đợt khuyến mãi 50%-100% giá trị thẻ nạp với thuê bao trả trước, tặng thêm dung lượng 3G mỗi tháng cho thuê báo mới, ưu đãi thêm tiền cho mỗi phút gọi ngoại mạng, hay miễn phí cuộc gọi dưới 10 phút… là các “tuyệt chiêu” mà nhiều đơn vị chọn để giữ chân và thu hút khách hàng. Nguyên tắc cạnh tranh lúc bây giờ vô cùng đơn giản: giá càng thấp, càng nhiều ưu đãi, thì càng có lợi thế.

Tuy nhiên, chiến lược này không còn nằm trong định hướng chính của các nhà mạng. Bên cạnh yếu tố khách quan từ sự điều chỉnh của cơ quan chức năng, nguy nhân chính của sự thay đổi đến từ thị hiếu người dùng. Báo cáo Ericsson Mobility vào tháng 6/2016 cho thấy, số lượng thuê bao smartphone của Việt Nam năm 2021 dự kiến tăng 3 lần so với thời điểm hiện tại và video sẽ là là ứng dụng phổ biến nhất của các thuê bao. Dự báo này cũng trùng khớp với một số báo cáo của Google, Facebook trước đó. Vì vậy, nếu liên tục giảm giá khi số lượng thuê bao tăng nhanh, các nhà mạng chẳng những không còn lợi nhuận mà tổng doanh thu ngành viễn thông cả nước cũng giảm theo. Các nhà mạng cũng khó tìm nguồn thu để phát triển công nghệ mới.

Vì lý do đó, bức tranh cạnh tranh giữa các nhà mạng buộc phải thay đổi. Hầu hết doanh nghiệp viễn thông thuần túy ở trong nước chuyển dần sang đầu tư ở nhiều dịch vụ, tập trung nghiên cứu công nghệ mới, phát triển chất lượng phục vụ khách hàng. Điển hình như MobiFone, nhà mạng đang tập trung theo chiến lược phát triển hệ sinh thái các dịch vụ viễn thông.

MobiFone anh 1
Lợi ích khách hàng được nhân lên nhiều lần với các gói tổng hợp dịch vụ truyền hình - viễn thông - bán lẻ của MobiFone. 

“MobiFone sẽ chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang kinh doanh đa dịch vụ: tập trung vào những lĩnh vực như di động, bán lẻ, truyền hình, đa phương tiện, xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp… Mục tiêu doanh thu đến năm 2020 là 100.000 tỷ đồng”, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Tập đoàn MobiFone khẳng định.

Để phát triển đúng định hướng trên cũng như cạnh tranh với những tập đoàn viễn thông khác, MobiFone mở chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, mua lại Truyền hình An Viên (nay là MobiTV), phối hợp với Ericsson cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trên di động và trải nghiệm xem nội dung trên công nghệ tiên tiến 4K UHD. Bước đi này nhắm thẳng vào nhu cầu nghe nhìn trên di động ngày một tăng cao của người dùng.

MobiFone anh 2
MobiTV là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ của MobiFone.

 

MobiFone còn đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông. Sau khi hoàn thành trục truyền Bắc - Nam, nhà mạng này cung cấp thử nghiệm mạng 4G. Trên lý thuyết, công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư cho phép người dùng truy cập Internet với tốc độ tối đa (ở điều kiện lý tưởng) là từ 1-1,5 Gbps, gấp 40 lần dịch vụ 3G.

Công nghệ 4G cho phép truyền tải âm thanh/dữ liệu tốc độ cao, hình ảnh sắc nét theo chuẩn HD/Full HD/2K, thậm chí 4K, phát sóng trực tuyến. 4G hứa hẹn là “cầu nối” giúp MobiFone triển khai dịch vụ giá trị gia tăng của MobiTV, thương mại điện tử, chăm sóc y tế và sức khoẻ, làm đẹp từ xa, truyền hình Live TV…

Với sự đầu tư mạnh cho hệ sinh thái hoàn chỉnh, MobiFone hội đủ điều kiện phát triển bền vững trong thị trường viễn thông khốc liệt. Nối tiếp cuộc chiến về giá cước, ưu đãi, nhà mạng còn có thể góp phần tạo nên một cuộc chiến mới về hệ sinh thái công nghệ, viễn thông.

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm