Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Canh bạc lớn của Trump và Tập Cận Bình ở Florida

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào cuộc họp cấp cao với quan điểm về ngoại giao khác nhau, mỗi bên sẽ có nhiều điều để mất nếu kết quả hội đàm không như mong đợi.

Tổng thống Trump lên đường tới Florida gặp ông Tập Cận Bình Chiều 6/4 (giờ địa phương), vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ Air Force One để tới bang Florida ở miền nam, nơi họ sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc.

Sự khác biệt về quan điểm thể hiện ở nhiều yếu tố. Chẳng hạn, các nhà ngoại giao Trung Quốc rất chú trọng lễ tân và nghi thức trong khi người Mỹ chú trọng vấn đề thực chất hơn. Hoặc theo Gu Su, nhà phân tích chính trị tại Đại học Nam Kinh, nói sự khác biệt còn dựa trên hệ thống chính trị và ý thức hệ.

“Người Trung Quốc rất đánh giá cao những cuộc gặp mặt đối mặt giữa các lãnh đạo. Những cử chỉ nhỏ như bắt tay cũng thể hiện ý nghĩa lớn. Nhưng ở phương Tây, tại một nền chính trị cởi mở và minh bạch hơn, người ta sẽ hỏi ‘vấn đề thực chất là gì’?”, ông Gu nói với báo South China Morning Post.

Chính vì sự khác biệt này khiến nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại về các kết cục tiêu cực từ cuộc gặp, viện dẫn những rủi ro và thách thức mà ông Trump và ông Tập có thể đối mặt sau đó.

Tap Can Binh gap Donald Trump anh 1
Tổng thống Trump được cho là có những phát ngôn kiềm chế trước ngày gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Những rủi ro của ông Tập

Chẳng hạn, một số ý kiến hoài nghi liệu đây có phải thời điểm thích hợp để ông Tập tiếp cận tân tổng thống Mỹ hay chưa. Cuộc họp cấp cao này chỉ được thông báo trước một tuần.

Tính cách khó đoán và không nhất quán trong những chính sách lớn của Trump cũng là một cơ sở lo ngại. Hơn 2 tháng ở Nhà Trắng nhưng Tổng thống Trump vẫn chưa thể hiện rõ chính sách với Trung Quốc, các vị trí cao cấp về thực thi chính sách đối ngoại vẫn còn trống, khiến nhiều người cho rằng cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo lúc này còn quá sớm.

Andrew Nathan, nhà khoa học chính trị tại Đại học Columbia (New York) nói những cuộc gặp quan trọng thường mất nhiều tháng để chuẩn bị nội dung. “Không có nhiều thời gian cho những đàm phán tiền sự kiện, phía Mỹ cũng không có đủ nhân sự nên các bên không có nhiều chi tiết để công bố trước khi cuộc họp diễn ra. Câu hỏi là tại sao phải vội vã tổ chức gặp mặt như vậy?”.

Những người ủng hộ việc lãnh đạo Mỹ - Trung sớm gặp nhau cho rằng đây là dịp để ông Trump và ông Tập trao đổi quan điểm về những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, họ cũng cẩn thận khuyến cáo rằng không nên kỳ vọng quá nhiều.

Tuy nhiên, những rủi ro và thách thức ở phần Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là nhiều hơn cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ ban lãnh đạo ở Bắc Kinh sau mỗi 5 năm chuẩn bị diễn ra tại Đại hội Đảng vào cuối năm nay. Kết quả cuộc gặp với tổng thống Mỹ sẽ có ảnh hưởng đến “mật nghị” của các quan chức Trung Quốc.

Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, một cuộc gặp thất bại là điều “không thể chấp nhận”. Nếu nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bị Trump lạnh nhạt như với Thủ tướng Đức Angela Merkel thì đó sẽ là thất bại lớn đối với ông Tập ở trong nước cũng như với tham vọng toàn cầu của ông.

“Ông Tập sẽ cố gắng thể hiện mạnh mẽ khi đứng cạnh Trump. Tôi nghĩ cuộc gặp cấp cao lần này khá rủi ro vì Trung Quốc công khai bày tỏ ý định muốn tiếp xúc sớm với tân tổng thống Mỹ và tích cực tiến hành điều đó; trong khi ông Trump dường như không tha thiết nhiều bằng Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Huang Jing (Đại học Quốc gia Singapore), nói.

Tap Can Binh gap Donald Trump anh 2
Ông Trump khá được yêu thích ở Trung Quốc từ sau khi đắc cử tổng thống Mỹ. Ảnh: AFP.

Trump còn nhiều lo lắng

Các chuyên gia người Mỹ nói ông Trump cũng đối mặt rủi ro lớn khi bước vào cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc.

Gal Luft, giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu (Washington) cho rằng ông Trump cần phải xây dựng lại uy tín là một người đàm phán xuất sắc sau thất bại lớn về kế hoạch cải tổ chăm sóc y tế trong nước. 

“Ông ấy không muốn dồn quá nhiều nguồn lực vào những vấn đề đối ngoại, do đó không phải là điều cử tri của Trump quan tâm”, ông Luft nói.

Còn Richard Bush,chuyên gia Viện Brookings, nói chính quyền Trump đang gặp hết rắc rối này nến đến rắc rối khác nên “ông ấy không thể ôm đồm quá nhiều”.

Đối với Washington, một rủi ro khác nằm ở chỗ các đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ đánh giá kết quả cuộc gặp mặt như thế nào. “Nhiều người lo ngại Trump hoặc không thực sự hiểu vấn đề hoặc hiểm nhầm. Những sơ suất phát sinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ”, ông Bush nói.

Tap Can Binh gap Donald Trump anh 3
Ông Trump chào đón ông Tập tại Florida. Ảnh: Reuters. 

Theo ông Nathan, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể tận dụng đội ngũ chính sách mỏng manh của Trump, gồm chỉ vài giám đốc phụ trách châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia và không người nào khác dưới cấp bộ trưởng, mà “ông Tập có thể là người tóm tắt cho Trump về tình hình châu Á, định hình quan điểm của Trump”.

“Đối với tôi, với tư cách công dân Mỹ, chỉ cần Trump không sai sót gì là sự kiện đã thành công rồi, chứ không trông đợi những kết quả lớn nào”, ông Nathan nói.

Một trong những tranh cãi đang diễn ra liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai ở Hàn Quốc để đề phòng Triều Tiên. Trong khi Trung Quốc tỏ rõ thái độ cứng rắn và tẩy chay Hàn Quốc, nước này khéo léo quản lý tinh thần chủ nghĩa dân tộc để tránh liên luỵ đến Mỹ, tránh tạo cách hiểu rằng Bắc Kinh đang đối đầu Washington.

Các nhà quan sát cho rằng việc ông Trump và ông Tập có hợp nhau hay không sẽ quyết định đến sự thành công của hội nghị. “Vấn đề nằm ở khí chất cá nhân. Tương lai của thế giới phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ. Và chỉ ngay từ những phút đầu tiên là có thể xác định họ có thích nhau không”, ông Luft nhận định.

Cận cảnh 'Nhà Trắng mùa đông' nơi ông Trump tiếp ông Tập Ngày 6/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago nổi tiếng, nơi được mệnh danh là "Nhà Trắng mùa đông".

'Ông trùm Nhà Trắng' đụng độ 'Bộ trưởng của các bộ'

Việc Trump loại Chiến lược gia trưởng Steve Bannon khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đánh dấu thất bại của ông Bannon trước con rể và vị tân cố vấn của tổng thống.


Minh Anh (Theo SCMP)

Bạn có thể quan tâm