Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căng thẳng ngoại giao, TQ khuyến cáo công dân không nên tới Thụy Điển

Trung Quốc lần thứ hai trong vòng 3 tháng ra cảnh báo công dân nước này về những rủi ro khi đến thăm Thụy Điển, tiếp tục gia tăng căng thẳng ngoại giao với Stockholm.

Quan hệ ngoại giao hai bên bắt đầu xấu hẳn đi vào hồi đâu tháng 9 sau khi một nhóm khách du lịch Trung Quốc nói bị cảnh sát Thụy Điển đối xử tệ hại. Sự kiện này tạo lên một làn sóng giận dữ ở Trung Quốc.

Vào ngày 22/12, Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm và Bộ Ngoại giao nước này công bố bản thông tin tư vấn du lịch, trong đó cho biết đã có 40 vụ việc liên quan đến khách du lịch Trung Quốc xảy ra ở Thụy Điển trong vòng 3 tháng vừa qua. Trong số này có cả những vụ trộm và cướp giật.

Thông báo này cũng cho biết cảnh sát Thụy Điển chưa hề cung cấp thông tin về tiến trình điều tra những vụ việc này.

Cảnh báo du lịch đầu tiên được đưa ra vào ngày 23/9 và hết hạn vào ngày 22/12, nhưng tình trạng này được gia hạn đến tận 22/3 với lý do được Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích là vì "tình hình an ninh ở Thụy Điển".

Trung Quoc Thuy Dien anh 1
Nhóm du khách Trung Quốc bị cảnh sát Thụy Điển đưa ra khỏi khách sạn hồi tháng 9. Ảnh: Cắt từ video.

Quan hệ ngoại giao hai của hai nước xấu đi nhanh chóng sau khi một nhóm khách du lịch Trung Quốc bị cảnh sát Thụy Điển khống chế, đưa ra khỏi khách sạn vào ngày 2/9. Những người này đến khách sạn vào buổi tối, một ngày trước khi thời hạn đặt phòng của họ bắt đầu và từ chối rời khỏi sảnh khách sạn khi được yêu cầu.

Ba người này sau đó cho rằng cả khách sạn và cảnh sát Thụy Điển đã đối xử tàn tệ với họ. Tuyên bố này nhận được sự ủng hộ của cả chính quyền Bắc Kinh lẫn Đại sứ Trung Quốc ở Thụy Điển, cả hai nơi đều nhận xét đây là hành động "tàn nhẫn" và yêu cầu lời xin lỗi từ Stockholm.

Tình hình tiếp tục trở nên căng thẳng khi đài truyền hình Thụy Điển SVT phát sóng một chương trình hài kịch, trong đó mô tả du khách Trung Quốc là những người ăn thịt chó và đi vệ sinh bừa bãi công cộng.

Trong khi chính phủ Thụy Điển bảo vệ chương trình này và cho rằng đây là một cách thể hiện tự do ngôn luận, vụ việc gây ra làn sóng phản ứng dữ dội ở Trung Quốc. Trên mạng xã hội nước này, nhiều người đã kêu gọi tẩy chay các nhãn hàng Thụy Điển như Ikea và H&M.

Trung Quoc Thuy Dien anh 2
Ông Gui Minhai, công dân Thụy Điển đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Ảnh: SCMP.

Trước đó quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã chẳng mấy tốt đẹp sau chuyến thăm Thụy Điển của Dalai Lama và việc Bắc Kinh tiếp tục giam giữ ông Gui Minhai, một người gốc Hoa có quốc tịch Thụy Điển. Ông Gui là một trong những người sở hữu cổ phần tiệm sách Causeway Bay Books, chuyên bán các ấn phẩm được cho là nhạy cảm về chính trị Trung Quốc.

Cuối tháng trước, Nhà vua Thụy Điển Carl Gustaf quyết định hủy chuyến công du đến Trung Quốc và Hong Kong trong bối cảnh hai nước chưa thể giải quyết vấn đề vụ bắt giữ ông Gui.

Theo đài truyền hình Thụy Điển SVT, động thái hủy chuyến đi vào phút cuối của nhà vua được cho là để gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc nhằm giúp cho ông Gui sớm được thả tự do.

Tuy nhiên cung điện hoàng gia nước này cho biết Vua Gustaf cần ở nhà để hỗ trợ các cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới ở Thụy Điển sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9.

Hacker Trung Quốc tấn công 12 nước để đánh cắp bí mật thương mại

Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm cách đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ từ ít nhất 12 quốc gia trong một chiến dịch tấn công mạng khổng lồ.

Malaysia trục xuất du khách Trung Quốc nhảy múa ở điện thờ Hồi giáo

2 nữ du khách Trung Quốc phải đóng tiền phạt rồi bị trục xuất khỏi Malaysia sau khi quay một đoạn video nhảy múa trước điện thờ Hồi giáo "gây bão" trên mạng xã hội nước này.


Sơn Trần (theo SCMP)

Bạn có thể quan tâm