Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Căng thẳng, lo lắng đè nặng cử tri Mỹ trước bầu cử

Một ngày trước bầu cử, người Mỹ cảm thấy căng thẳng về sự chia rẽ chính trị tiềm ẩn, mệt mỏi về mùa tranh cử ồn ào, và lo lắng những kịch bản sắp xảy đến.

nguoi My di bau cu anh 1

Cử tri không mệt mỏi vì phải chọn giữa hai ứng viên. Họ đã có lựa chọn từ lâu. Nhưng trả lời phỏng vấn AP, họ lo ngại về nền tảng của dân chủ mà năm nay bỗng trở nên bấp bênh: Liệu lá phiếu gửi qua thư của họ có được chấp nhận? Liệu người thua cuộc có chấp nhận kết quả? Liệu người đắc cử có thể hàn gắn một đất nước đầy chia rẽ?

“Tôi hy vọng những tổn hại của bốn năm qua không quá lớn để có thể đảo ngược”, Diane Spiteri, 58 tuổi, ở ngoại ô Detroit, nói.

Căng thẳng đã tăng trong các mối quan hệ, nhất là trong gia đình, khi cả hai bên đều tin rằng bên kia đang đe dọa nền tảng của nước Mỹ.

nguoi My di bau cu anh 2

Người ủng hộ ông Biden lắng nghe ứng viên của mình phát biểu tại buổi vận động ở Detroit, bang Michigan. Ảnh: AP.

Lo ngại hỗn loạn sau bầu cử

Roberta Henderson, ở Sterling Heights, Michigan, từng bầu cho ông Trump vào năm 2016. Nhưng bà mệt mỏi vì tổng thống liên tục chia rẽ người Mỹ vì mục đích chính trị, bất chấp những thiệt hại gây ra cho đất nước. Lần này, bà bỏ phiếu cho ông Biden.

Nước Mỹ đang đứng trước tương lai bất trắc giữa đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và hàng loạt vụ cảnh sát làm chết người da đen, dẫn đến biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc. Giờ đây, lại thêm mối lo về khả năng tranh chấp, hỗn loạn sau bầu cử.

Mới cuối tuần qua, các nhóm ủng hộ ông Trump gây tắc nghẽn ở trong thành phố New York. Ở Texas, ôtô, xe tải cắm cờ Trump vây quanh xe buýt vận động của ông Biden, buộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải điều tra.

Vài tuần trước, một nhóm người bị bắt giữ vì cáo buộc lên kế hoạch bắt cóc thống đốc bang Michigan (người của đảng Dân chủ). Doanh số bán súng tăng mạnh. Ông Trump lại nhất quyết không hứa sẽ chấp nhận kết quả, còn nói một nhóm cực hữu “hãy chờ đó, sẵn sàng”.

Khoảng 7/10 cử tri cho biết họ lo lắng về cuộc bầu cử, theo một khảo sát tháng 10.

Jason Baker, 44 tuổi, môi giới bất động sản ở bang Ohio, vẫn bầu cho ông Trump dù chính anh và cả gia đình đều mắc Covid-19 hai tháng trước. Anh coi trọng vấn đề luật pháp, trật tự và kinh tế hơn.

Trái ngược hẳn, Theresa McGarity ở Mount Clemens, Michigan, mất đi người mẹ 76 tuổi của cô do Covid-19. Cô bầu cho ông Biden, vì “khi một người lãnh đạo biết về một thứ có thể làm đảo lộn thế giới mà không thông báo cho bạn, thì bạn có quyền bỏ phiếu để thay đổi (lãnh đạo đó), và thật đáng tiếc nếu bạn không làm vậy”.

Terry Frandle ở hạt Macomb, bang Wisconsin - bang chiến trường quan trọng - treo banner ủng hộ Trump bên ngoài nhà của mình. Ông để ý thấy những người hàng xóm từng dừng lại bắt chuyện thì nay còn không chào, và đi sang bên kia đường để không qua ngay trước cửa nhà.

Người lái xe qua thì một số vẫy chào, số khác giơ ngón tay chửi rủa. Nhưng ông Frandle không trách ông Trump, mà trách đảng Dân chủ và truyền thông vì đã bất công với tổng thống.

Ở ngoại ô thành phố Chicago, bang Illinois, Phyllis Delrosario, 73 tuổi, cho biết tâm trạng của bà đi từ phấn khích đến tuyệt vọng, thậm chí còn “giận cá chém thớt” đối với chồng.

Bà trách Tổng thống Trump: “Tôi lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng như vậy, và thấy lo lắng về sự hỗn loạn. Thật là tệ”.

nguoi My di bau cu anh 5

Terry Frandle trang trí Halloween bên ngoài nhà, kèm theo biển ủng hộ Trump. Ảnh: AP.

Carla Dundes, 66 tuổi, ở ngoại ô Pittsburgh, bang Pennsylvania, thường xuyên theo dõi các thăm dò để cố làm mình an tâm hơn. Nếu không được, bà lại chơi đàn piano.

“Tôi muốn lấy lại cuộc sống bình thường”, bà nói. “Tôi muốn có những buổi tối mà tôi đọc sách hoặc xem tivi một cách vô tư, không phải nghe tin tức một cách bi quan”.

Giờ phút chờ đợi lo lắng

Meghan Iliesiu, 32 tuổi, ở nhà làm nội trợ, ở hạt Oakland, bang Michigan, từng bỏ phiếu cho ứng viên thứ ba vì không hề nghĩ ông Trump có thể thắng.

Giờ đây, cô tin rằng ông Trump đã khiến nước Mỹ trở nên thù ghét và chia rẽ hơn. Cô quyết định từ lâu là sẽ bầu cho bất cứ ứng viên Dân chủ nào thách thức ông Trump.

Chồng cô cũng muốn bầu cho ứng viên thứ ba, nhưng gần đây, anh cũng thay đổi ý định khi thấy nhiều biển ủng hộ ông Trump. Họ đều đã bỏ phiếu cho ông Biden.

Bây giờ, chỉ chờ đợi cũng là việc khó khăn. “Vì tôi cảm thấy không có kịch bản nào khả quan cả. Nếu ông Trump thắng, là khả năng tệ nhất rồi. Nếu ông Biden thắng, liệu việc chuyển giao có suôn sẻ không? Và gần 50% số người Mỹ không bầu cho ông Trump thì sao?”, cô nói.

nguoi My di bau cu anh 6

Một người lái xe dừng lại để tranh luận với một người ủng hộ ông Trump. Ảnh: AP.

Shahin Nazmul Hassan, người sáng lập nhóm vận động người Mỹ gốc Bangladesh cho đảng Dân chủ ở bang Michigan, nói thông điệp mà ông Trump đã gửi đến cộng đồng của ông là họ không được chào đón.

“30 năm trước, khi tôi đến đất nước này, thật tươi đẹp, đầm ấm, và chào đón, rất chấp nhận khác biệt”, ông nói. “Những gì ta đang thấy bốn năm qua là chia rẽ, xúc phạm. Không có sự tử tế và tôn trọng”.

Ông nói giọng điệu chống nhập cư của ông Trump đã khuyến khích các nhóm người nhập cư khác nhau đoàn kết lại trong cuộc bầu cử năm nay - người gốc Hoa, gốc Trung Đông, gốc Phi - sự phấn khích đi bầu đã cao hơn hẳn.

nguoi My di bau cu anh 7

Shahin Nazmul Hassan đang chào cờ qua một sự kiện trực tuyến nhằm vận động cử tri đi bầu cử, ở bang Michigan. Ảnh: AP.

Charlotte Moss, 64 tuổi ở hạt Oakland, bang Michigan cho biết việc lãnh đạo cố khuấy động căng thẳng chủng tộc từng bị lên án kịch liệt, nhưng điều đó dường như không còn bị phản ứng mạnh như vậy nữa.

“Đối với cộng đồng người da đen, có rất nhiều thứ đang bị đặt lên bàn cân”, Linnea Pace, 57 tuổi, ở ngoại ô Atlanta, bang Georgia, cho biết. Bà tin rằng ông Trump muốn đảo ngược quyền dân sự, quay lại quá khứ phân biệt đối với người da đen.

Michelle McDonald cảm thấy rùng mình khi nộp phiếu sớm ở hạt Macomb, bang Wisconsin tuần trước, bầu cho ông Biden. Là một người da đen, bà McDonald cảm thấy đây là giây phút lớn lao, như khi bà bỏ phiếu cho ông Barack Obama.

Bà thấy lo lắng khi đến điểm bỏ phiếu, nhưng khi xong xuôi, bà có một cảm giác khác: hy vọng.

“Tôi làm phần của mình rồi”, bà nói. “Tôi có niềm tin rằng dù có xảy ra chuyện gì, mọi thứ vẫn sẽ tốt lên”.

Zing từ Mỹ: Tin giả, đại cử tri và các vấn đề của ngày bầu cử Chia sẻ với Zing từ Pennsylvania, Phương Anh cho rằng, xã hội Mỹ sẽ vẫn phân hóa cho dù ông Trump có tiếp tục làm tổng thống hay không.

Chiến lược phòng thủ của ông Trump để giữ vững phiếu bầu

Ở những ngày tranh cử cuối, hai ứng viên tổng thống Mỹ đang tối ưu hóa lịch đi lại và tiền đổ vào quảng cáo. Những buổi vận động dồn dập còn lại liệu có tạo được khác biệt?

Trận chiến sinh tử ở các bang chiến trường trong bầu cử tổng thống Mỹ

Các thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy Tổng thống Donald Trump đang bị dẫn trước, thậm chí có khả năng thua, tại những bang từng giúp ông chiến thắng năm 2016.

'Người gốc Việt nếu yêu ông Trump hãy rời California đến Florida'

Anh Đinh Công Bằng, một cử tri gốc Việt tại Florida, nói rằng bang tranh chấp này mới là nơi lá phiếu của cử tri có thể định đoạt cuộc bầu cử, thay vì California.

Trọng Thuấn

Theo AP

Bạn có thể quan tâm