Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cần những trái tim vì bóng đá Việt từ VFF'

Trước những động thái "phản pháo" bầu Kiên và dư luận của LĐBĐ Việt Nam (VFF), độc giả Khánh Duy ở địa chỉ email khanhduyspdcantho@yahoo.com đã có những chia sẻ thú vị nhưng cũng chất chứa nhiều suy ngẫm.

'Cần những trái tim vì bóng đá Việt từ VFF'

Trước những động thái "phản pháo" bầu Kiên và dư luận của LĐBĐ Việt Nam (VFF), độc giả Khánh Duy ở địa chỉ email khanhduyspdcantho@yahoo.com đã có những chia sẻ thú vị nhưng cũng chất chứa nhiều suy ngẫm.

>> Đội ngũ trọng tài bức xúc vì phát biểu của 'bầu' Kiên
>> HLV Lê Thụy Hải: ‘Kế hoạch lập Super Liga rất khả thi’
>> Hé lộ 7 đội bóng muốn gia nhập Super Liga
>> VFF 'thay máu' trọng tài, cách chức trưởng ban V-League?
>> 7 đội bóng dọa bỏ V-League, lập giải Super Liga

Cổ động viên bức xúc, cầu thủ bức xúc, ban huấn luyện bức xúc... Đó là hình ảnh của V-League trong suốt mùa bóng qua. "Bầu Kiên bức xúc", giọt nước đã tràn ly, đó là hình ảnh của V-League trong buổi tổng kết. Và sau đó đến lượt VFF bức xúc, và mới đây là trọng tài...cũng thay phiên bức xúc. Một giải bóng đá mang tên “chuyên nghiệp” đã định hình như vậy sao?

Rồi mùa giải mới khởi tranh, trái bóng lại lăn, mang theo vòng tuần hoàn “sóng gió” trên sân, trên các khán đài, và trong từng mỗi con người có trách nhiệm với môn thể thao này. Phải có cái sai. Phải có những con người sai. Phải có sự gian dối, không trung thực. Và phải có một tổ chức đang “vận hành” cái sai ấy, nó mới “trơn tru” như vậy, vì nếu không có sai thì đâu có những gì chúng ta đang thấy, và không phải sai một vài ba lần mà người ta nói, không phải “đáng nghi” một vài trận mà người ta nghi ngờ. Quan trọng nhất là không phải chỉ một trăm hay một nghìn người nghi ngờ mà cả hàng triệu cặp mắt đang “xem” V-League, “xem” những gì đang diễn ra sau khi V-League kết thúc.

VFF 'thay máu' trọng tài, cách chức trưởng ban V-League?

Đại diện Ban chấp hành VFF tại cuộc họp báo tổng kết mùa giải

Đỗ lỗi cho nhau, không thừa nhận, ai mà chẳng như vậy khi bị quy tội về mình. Chẳng lẽ lại nói: “ừ thì tôi đã sai, đã gian lận đấy, làm gì nhau nào, bằng chứng đâu?” Ai dám nói câu ấy trong hoàn cảnh này? Từ “ngẫu nhiên” chỉ có thể dùng một hai lần, trong những hoàn cảnh khác nhau, đó mới là ngẫu nhiên. Một sự việc “ngẫu nhiên” cả chục lần trong những hoàn cảnh giống nhau tất yếu sẽ dẫn đến “đương nhiên”.

Trên lý thuyết, trọng tài sai là chuyện hết sức bình thường, vì trọng tài cũng là người, mà người thì khả năng có hạn, tôi không đề cập đến vấn đề này. Tôi chỉ muốn nói đến thực tế, vì giữa lý thuyết và thực tế có những chênh lệch rất lớn, nếu không muốn nói là có phần mâu thuẫn.

Tôi cho một vài minh họa: Trên tầm vĩ mô, nạn tham nhũng, đút lót, hối lộ đã tồn tại trong một vài bộ phận có quyền quyết định người khác. Một dẫn chứng khác, về một viên kế toán, cố tình tính sai để có lợi cho công ty, một luật sư dựa vào sự hiểu biết của mình để cố tình lách luật... tất cả đều được phơi bày trước công lý bên cạnh những chứng cứ thu thập được bằng khoa học. Như vậy để trả lời câu hỏi “bằng chứng đâu” trong bóng đá thì xin thưa, anh đã cố tình “giấu” thì tôi có “vét” đến đâu cũng không có chứng cứ một cách khoa học để kiện anh.

Nhưng đã là người thì phải có trái tim, trái tim anh biết anh đang làm gì, và nếu anh hành động mà không mang một trái tim trung thực, sống giả dối, vụ lợi thì anh đừng làm nữa. Có một câu nói của người xưa rất hay, đó là “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nghĩa là người xấu mà cố gắng cho tốt, chuyện đó khó lắm, nếu thêm câu “ngựa quen đường cũ” có nghĩa là hầu như không thể cải thiện một con người. Cái gì mà đã ăn sâu vào tư tưởng rồi thì khó thay đổi lắm...

Khánh Duy

khanhduyspdcantho@yahoo.com

khanhduyspdcantho@yahoo.com

Bạn có thể quan tâm