Căn nhà đắt nhất thế giới nằm ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, thuộc sở hữu của gia đình tỷ phú giàu nhất nước này, Mukesh Ambani. Siêu dinh thự có tên Antilia cao 174 mét với 27 tầng.
Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani vừa cứu em trai Anil Ambani thoát cảnh tù tội bằng cách thanh toán 80 triệu USD giúp công ty đang ngập trong nợ nần của em ruột mình. Gia đình ông đang sống tại căn nhà đắt đỏ nhất thế giới, dinh thự Antilia, với chi phí xây dựng khoảng 1 tỷ USD. Ảnh: Getty.
Tỷ phú Mukesh Ambani hiện có khối tài sản hơn 54 tỷ USD, theo Forbes. Ông là người giàu nhất Ấn Độ và châu Á. Gia đình tỷ phú Mukesh Ambani chuyển về dinh thự Antila từ tháng 3/2012, theo Vanity Fair. Tòa nhà này cao khoảng 174 mét với 27 tầng, có diện tích sàn hơn 37.000 mét vuông và cần khoảng 600 nhân viên để vận hành. Ảnh: Youtube.
Với chiều cao và kiến trúc đặc biệt của mình, Antilia không chỉ là một tư dinh mà còn được xem như một trong những biểu tượng của thành phố Mumbai, Ấn Độ. Có thể dễ dàng nhìn thấy Antilia ở nhiều nơi trong thành phố. Ảnh: Jonathan Becker.
Trên sân thượng của Antilia là 3 vị trí đỗ trực thăng. Cùng với đó, tòa nhà này dành 6 tầng làm chỗ đỗ xe với sức chứa tối đa 168 chiếc xe. Căn nhà của tỷ phú Ambani còn có cả 1 tầng để sửa chữa xe, theo FPJ.
Bà Ambani, vợ của người giàu nhất Ấn Độ bên trong một căn phòng ở Antilia. . Ảnh: Jonathan Becker.
"Đây là một ngôi nhà hiện đại với một trái tim Ấn Độ", bà Nita Ambani chia sẻ với Vanity Fair. FPJ tiết lộ tòa nhà này có 4 tầng với không gian sân vườn mở. Ảnh: Jonathan Becker.
Công việc kinh doanh lẫn tài sản của tỷ phú này ngày càng mở rộng trong khi em trai của ông lại gặp khó khi kinh doanh lụn bại. Trong ảnh là một bức tượng trong dinh thự Antilia về thần Shiva, một trong ba vị thần quan trọng nhất trong Ấn Độ giáo, là vị thần của hủy diệt, sinh sôi và phát triển. Ảnh: Jonathan Becker.
Người em trai kém 2 tuổi của ông là Anil Ambani (bên phải), năm nay 60 tuổi. Sau khi người cha Dhirubhai Ambani qua đời năm 2002, hai anh em Mukesh và Anil tranh giành quyền thừa kế tập đoàn gia đình và sau đó chia đôi công ty, mỗi người quản lý những mảng kinh doanh khác nhau. Ảnh: BI.
Đến năm 2005, hai người đạt thỏa thuận chia đôi công ty sau khi có sự can thiệp của mẹ. Mukesh giữ các mảng kinh doanh dầu mỏ, khí gas, hóa dầu và khai khoáng. Còn Anil điều hành mảng xây dựng, sản xuất điện, viễn thông, tài chính, giải trí. Các doanh nghiệp viễn thông, hạ tầng của Anil Ambani ngập trong cảnh nợ nần và bị nhiều chủ nợ kiện ra tòa. Từ khối tài sản hơn 31 tỷ USD vào năm 2008, Anil Ambani "nghèo đi" hơn 100 lần và giờ chỉ còn khoảng 300 triệu USD, theo Bloomberg.
"Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị đáng kính của mình, Mukesh và Nita, vì đã ở bên tôi trong những thời khắc khó khăn này. Anh chị đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc duy trì những giá trị bền chặt của gia đình bằng sự hỗ trợ này. Tôi và gia đình của mình rất biết ơn khi chúng tôi đã vượt lên quá khứ, và vô cùng xúc động vì cử chỉ này", ông Anil Ambani cho biết.
Tony Fernandes, CEO AirAsia và hiện có 670.000 người theo dõi trên Facebook, tuyên bố sẽ từ bỏ Facebook và cho rằng nền tảng này cần tự "dọn dẹp", và "không chỉ nghĩ đến tiền".
Dù có mối hiềm khích kéo dài gần 20 năm qua liên quan đến việc tranh giành công ty, tỷ phú Mukesh Ambani, người giàu nhất Ấn Độ vẫn trả nợ hàng chục triệu USD giúp em trai Anil.
Cách đây vài năm, Elizabeth Holmes là CEO một công ty công nghệ tỷ USD và được gọi là "Steve Jobs mới". Hôm nay, cô ngồi nhà, chờ đợi bị xét xử và có thể đang xem bộ phim về mình.