Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cần kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng

Thanh tra Chính phủ cho biết trong hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 22 sĩ quan cấp tướng.

Trước và sau kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, cử tri nhiều địa phương đã gửi kiến nghị bày tỏ những tâm tư, lo lắng trước tình trạng tham nhũng và khả năng thu hồi tài sản tham nhũng. Thanh tra Chính phủ đã gửi báo cáo trả lời kiến nghị cử tri trước khi kỳ họp thứ 9 diễn ra.

Miễn, giảm trách nhiệm cho người đứng đầu mạnh tay xử tham nhũng

Cử tri tỉnh Bắc Giang, Bình Thuận ghi nhận công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiện nay rất quyết liệt. Tuy nhiên, các vụ việc chủ yếu được phát hiện và đưa ra xét xử ở Trung ương, cấp tỉnh thì chưa nhiều, còn ở cấp cơ sở, hầu như chưa phát hiện được vụ việc tham nhũng. Cử tri đặt câu hỏi “phải chăng còn tình trạng ‘trên nóng, dưới lạnh’ trong công tác phòng chống tham nhũng?”.

Thanh tra Chính phủ khẳng định Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao và luôn xác định công tác PCTN là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, phải tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.

hon 90 can bo cap cao bi ky luat anh 1

Tại Hội nghị Trung ương 12 diễn ra chiều 14/5, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Công tác PCTN trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2019, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tự kiểm tra nội bộ phát hiện 70 vụ, 89 người có hành vi liên quan đến tham nhũng. Đã xử lý 42 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 4 người bị xử lý hình sự, 38 người bị xử lý kỷ luật hành chính.

Song Thanh tra Chính phủ cũng thừa nhận một số nơi ít phát hiện tham nhũng, nhất là khâu tự phát hiện ngay từ cơ sở còn rất hạn chế.

Giải pháp được Chính phủ đưa ra để khắc phục hạn chế này là tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện phương châm cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận.

Đáng lưu ý, Thanh tra Chính phủ cho biết có thể miễn, giảm trách nhiệm và khi cần thiết sẽ biểu dương với những người đứng đầu đã chủ động phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng trong phạm vi quản lý.

Thanh tra Chính phủ thông tin thêm từ đầu nhiệm kỳ đến nay có hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Cơ quan này sẽ chỉ đạo tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Phong tỏa tài sản tham nhũng ngay giai đoạn điều tra

Trong khi đó, cử tri Ninh Thuận thể hiện sự bức xúc trước tình trạng tham nhũng trong thời gian qua. Cử tri cho rằng để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả tốt hơn nữa, tránh tình trạng thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước và nhân dân, cần kiên quyết thu hồi tiền, tài sản do tham ô, tham nhũng mà có.

Để PCTN hiệu quả, Thanh tra Chính phủ cho rằng cần kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước (nhất là trong cơ quan phòng, chống tham nhũng) những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.

hon 90 can bo cap cao bi ky luat anh 2

Ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng (giữa), cùng 20 người bị xét xử trong vụ án Phan Văn Anh Vũ thâu tóm 29 nhà đất công sản, dự án bất động sản ở Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN.

Thanh tra Chính phủ thừa nhận tuy kết quả thu hồi tài sản tham nhũng được cải thiện, đây vẫn là một trong những hạn chế.

Để khắc phục, các cơ quan chức năng đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của người phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng; khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho Nhà nước.

Đồng thời, Luật PCTN năm 2018 quy định rõ tài sản tham nhũng phải bị thu hồi, tịch thu cho Nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Coi việc thu hồi tài sản tham nhũng là một trong những tiêu chí đánh giá về công tác PCTN.

Luật cũng quy định về hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng, theo đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.

Bộ Công an trả lời vụ Nhật Cường, VN Pharma, địa ốc Alibaba

Quá trình điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết nếu phát hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương thì sẽ đề nghị làm rõ và xử lý.

Hoài Vũ

Bạn có thể quan tâm