Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh sân bay khiến phi công luôn thấp thỏm khi hạ cánh

Nằm giữa đại dương và dãy núi cao, một phi trường ở Bồ Đào Nha nổi tiếng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khiến mọi phi công luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi máy bay đáp xuống.

1
Tọa lạc gần Funchal, phi trường quốc tế Madeira tại Bồ Đào Nha bắt đầu hoạt động từ tháng 7/1964 với hai đường băng có chiều dài 1.600 m.
2
Do đường băng ngắn, việc đáp máy bay trở thành nhiệm vụ khó khăn đối với ngay cả những phi công kỳ cựu nhất.
3
Những quả núi cao xung quanh phi trường và đại dương gần đó khiến việc hạ cánh trở nên càng nguy hiểm hơn.
4
Ngoài thao tác chuyển hướng, phi công còn phải đối mặt với nhiễu động khí do luồng khí ấm từ đại dương gặp khối khí lạnh, khô từ núi.

Cảnh phi cơ, tàu hỏa chạy chung đường ở New Zealand

Sắp xếp lịch cất cánh và đáp xuống của các phi cơ là thách thức lớn đối với ban quản lý một sân bay tại New Zealand, bởi một đường băng ở đây giao cắt với đường sắt.

5
Vào ngày 19/11/1977, một phi cơ Boeing 727 từ thành phố Brussells cố gắng đáp xuống đường băng khi mưa lớn, gió mạnh và tầm nhìn giảm. Khi tới cuối đường băng và cách mặt đất khoảng 60 m, máy bay đột nhiên lao thẳng xuống, khiến 131 người tử nạn. Thảm kịch ấy khiến ban quản lý sân bay quyết định tăng chiều dài của đường băng.
lmn
8 năm sau vụ tai nạn, chiều dài của đường băng tăng thêm 200 m. Vào năm 2000, người ta tiếp tục mở rộng đường băng.
7
Các kỹ sư xây đường băng trên 180 cột bê tông, với chiều dài mỗi cột khoảng 70 m.
8
Ngày nay, chiều dài của đoạn phía trên các cột bê tông tương đương 1/2 chiều dài của đường băng.

Siêu phi cơ chở khách của tương lai

Một nhà thiết kế Tây Ban Nha đưa ra ý tưởng máy bay hành khách trong tương lai có sức chứa 800 người, sử dụng động cơ hydro và pin năng lượng thay cho nhiên liệu hóa thạch.


Kim Ngân

Ảnh: airliners.net

Bạn có thể quan tâm