Rừng được ví như lá phổi xanh, điều hòa khí hậu trái đất. Tuy nhiên, con người đang tàn phá không thương tiết những cánh rừng để phục vụ lợi ích trước mắt. Đây là một trong những lý do khiến siêu bão ngày càng phổ biến, đe dọa tính mạng của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Một khoảnh rừng già Amazon gần thành phố Alta Floresta, bang Para, Brazil bị tàn phá. Ảnh chụp ngày 19/6/2013. Ảnh: Reuters. |
Con người phá rừng lấy đất nông nghiệp. Hành động này làm tổn hại nghiêm trọng tới rừng mưa nhiệt đới Amazon, là phổi xanh của địa cầu. Ảnh chụp ngày 20/4/2013 gần thành phố Santarem, bang Para, Brazil. Ảnh: Reuters. |
Từ trên không trung, chúng ta dễ dàng nhận thấy ranh giới mong manh giữa rừng già và đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp càng rộng lớn, rừng già càng bị xâm phạm nghiêm trọng. Ảnh: Reuters. |
Máy nông nghiệp chạy bon bon trên khoảnh đất từng là một cánh rừng già. Ảnh: Reuters. |
Trực thăng cảnh sát phát hiện một xưởng cưa bất hợp pháp giữa một cánh rừng già. Lâm tặc dựng xưởng cưa giữa rừng để thuận tiện khai thác gỗ lậu. Ảnh: Reuters. |
Một khoảnh rừng bị đốt phá để lấy đất phục vụ nhu cầu của con người. Đây là hiện trạng một khoảnh rừng già ở Novo Progresso, bang Para hôm 23/9. Ảnh: Reuters. |
Khói bốc lên từ một đám cháy rừng do con người tạo nên. Đây là cách nhanh chóng và hiện quả nhất để biến đất rừng thành đất phục vụ nông nghiệp. Ảnh: Reuters. |
Cây rừng bị đốn hạ tràn lan. Lâm tặc ngang nhiên sử dụng cưa máy và các thiết bị cơ giới hạng nặng tới khai thác gỗ. Rừng quá rộng lớn khiến nỗ lực ngăn chặn của chính phủ Brazil không thực sự phát huy hiệu quả. Ảnh: Reuters. |
Ngoài nạn phá rừng lấy gỗ và đất nông nghiệp, Amazon còn bị tàn phá nghiêm trọng vì khoáng sản. Vàng tặc thỏa sức phá rừng, đào đất để tìm kim loại quý. Ảnh: Reuters. |
Khoảng rừng chưa bị phá nằm “thoi thóp” bên cạnh một mỏ vàng. Phía trước nó là khoảng đất trống mênh mông, từng phủ đầy cây xanh. Ảnh: Reuters. |
Những vết thương không thể liền sẹo của rừng già Amazon. Ảnh: Reuters. |