Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh khu đất kim cương xây nhà hát ở Thủ Thiêm

Khu đất dự kiến xây dựng nhà hát trị giá 1.500 tỷ đồng tại đô thị mới Thủ Thiêm có vị trí đắc địa, nằm giữa các tuyến đường và cầu huyết mạch đang được xây dựng.

Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 1
Tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khoá IX (kỳ họp bất thường), đại biểu đã thông qua dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm. Vị trí xây dựng nhà hát là khu đất nằm giữa Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố và chân cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 2
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Nhà hát với quy mô 1.700 chỗ, có hai khán phòng gồm khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 3
Nhà hát nằm bên sông Sài Gòn, đối diện trung tâm quận 1. Bên phải dự án là cầu Thủ Thiêm 2, công trình kết nối khu đô thị với các quận trung tâm thành phố. Bên trái là trung tâm triển lãm. Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 4
Lô đất có diện tích gần chục nghìn m2 nằm bên đại lộ vòng cung - chạy từ trung tâm khu đô thị mới tới đường Trần Não.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 5
Mặt tiền của khu đất là tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 3 km, mặt cắt ngang 28,1 m chạy dọc theo bờ sông Sài Gòn. Như vậy, vị trí nhà hát nằm giữa 2 trong 4 tuyến đường xương sống của khu đô thị mới này.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 6
Hiện tại, các hạng mục hạ tầng kết nối xung quanh khu vực xây dựng nhà hát 1.700 chỗ đang thi công dở dang, có nơi là bãi đất trống. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định việc đề xuất xây dựng này quá vội vàng, chưa có kế hoạch tốt. Quy mô nhà hát 1.700 chỗ ở một khu đất hẹp là không đúng tầm với TP.HCM.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 7
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng với tầm cỡ đô thị như TP.HCM thì nếu làm, phải dành khu vực văn hóa diện tích từ 2-3 ha trở lên, tạo thành khu biểu diễn nghệ thuật cao cấp, có cả trong nhà, ngoài trời, có đủ các bộ môn nghệ thuật biểu diễn.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 8
Hiện tại lô đất là vùng đầm lầy, cây cối mọc um tùm. Một phần diện tích là mặt hồ đầy rau muống. Nơi đây cũng là chỗ câu cá cho nhiều cần thủ.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 9
Công trình Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố bên cạnh khu đất xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 10
Những ụ đất, xà bần dùng san lấp một phần diện tích khu đất.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 11
Xung quanh khu vực này hiện khá vắng, chỉ có một số công nhân thi công hạng mục chân cầu Thủ Thiêm.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 12
Nhóm công nhân khác thi công hệ thống ống nước của đại lộ vòng cung.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 13
Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố đã thành hình hài nằm bên cạnh nhà hát trị giá 1.500 tỷ sẽ được xây dựng. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Vi tri dac dia nha hat 1.500 ty o Thu Thiem anh 14
Vị trí xây dựng Nhà hát Giao hưởng - nhạc, vũ kịch TP.HCM bên cạnh Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố (điểm đỏ). Ảnh: Google Maps.

Dự án Nhà hát Giao hưởng - nhạc, vũ kịch TP.HCM được lập hồ sơ từ năm 1993 và dự kiến triển khai công trình tại số 23 Lê Duẩn, tuy nhiên địa điểm này được đánh giá không phù hợp.

Đến cuối năm 2012, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây nhà hát trong công viên 23/9. Tư vấn, thiết kế nhà hát do các Công ty Busmann Haberer, Muller, Inros Lackner (Đức). Nhà hát tại công viên 23/9 được giới hạn bởi các con đường Tôn Thất Tùng, Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, mặt tiền nhìn ra chợ Bến Thành, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015. Dự án này một lần nữa không được triển khai vì vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia và nhà khoa học.

Đến nay dự án này đã được các đại biểu HĐND thông qua tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường) ngày 8/10 vừa qua. Theo thiết kế, đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).


Lê Quân

Bạn có thể quan tâm