Những mẫu phi cơ chiến đấu, vận tải quân sự xếp hàng "sánh vai" cùng dàn máy bay dân dụng ra mắt khách tham quan tại Triển lãm Hàng không Paris Air Show (Pháp) nhiều ngày nay.
Triển lãm về kỹ nghệ hàng không và vũ trụ, Paris Air Show 2017, diễn ra từ ngày 19 đến 25/6 tại Pháp đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Đây là cơ hội để các hãng sản xuất máy bay giới thiệu thành tựu mới về công nghệ, sản xuất trong ngành công nghiệp hàng không. Những chiếc máy bay vận tải quân sự là một phần quan trọng trong sự kiện này.
Trong ảnh là chiếc trực thăng NH90 do tập đoàn công nghiệp châu Âu NH Industries thiết kế chế tạo và được kỳ vọng là trực thăng của thế kỷ 21. NH90 có chiều dài 19,56 m, chiều ngang 4,6 m, cao 5,3 m, trọng lượng tối đa 10.600 kg. Nó được trang bị 2 động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322-01/9 turboshaft. NH90 được điều khiển bởi 2 phi công có vận tốc tối đa hơn 300 km/h và vận tốc bay trung bình khoảng 260 km/h.
Máy bay vận tải quân sự C-130J-SOF thu hút rất đông khách tham quan. Đây là phiên bản mới nhất của dòng Super Hercules, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của lực lượng đặc nhiệm. C-130J có 4 động cơ, được nâng cấp từ C-130 Hercules. Chiếc máy bay này chở được 92 người hoặc 64 lính dù. Nó đạt được vận tốc cực đại 671 km/h, tầm bay 5.250 km và trần bay hơn 8.500 m.
KC-390 có tầm hoạt động khoảng 6.200 km, tốc độ tối đa 920 km/h. Dòng máy bay vận tải thế hệ mới này của Brazil được dùng để chuyên chở binh sĩ, trang bị vũ khí với trọng tải là 23,6 tấn.
Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ tấn công đa nhiệm được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Eurofighter GmbH. Máy bay này dài 15,96 m; sải cánh 10,95 m; cao 5,28 m; trọng lượng rỗng 11.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 23.500 kg. Với 13 điểm treo trên cánh và bụng, Typhoon có thể mang theo tổng cộng 7,5 tấn vũ khí. Nó được trang bị 2 động cơ Eurojet EJ200 và có tốc độ tối đa 2.390 km/h.
Tiger HAD là loại trực thăng tấn công tiên tiến nhất thế giới, do Đức, Pháp, Tây Ban Nha phối hợp thiết kế và chế tạo. Phiên bản HAD mới này là biểu tượng thành công của tinh thần hợp tác châu Âu. Nguyên bản của Tiger HAD là dòng trực thăng tấn công EC-665 Tiger HAP, được trang bị tên lửa không đối đất chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa chống tăng PARS3-LR, tên lửa Sike-ER và tên lửa không đối không Mistral, Rocket 70 mm Hydra, Rocket 68 mm SNEB. Ở phần mũi trực thăng trang bị một pháo tự động loại 20 mm.
Máy bay vận tải cánh lật CV-22 Osprey là biến thể từ mẫu MV-22 Osprey của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Osprey là dòng máy bay cánh quạt xoay, có thể cất cánh và hạ cánh như trực thăng đồng thời có hành trình bay như một máy bay thông thường. Với khả năng cất hạ cánh như trực thăng và bay với tốc độ như phi cơ phản lực, CV-22 Osprey là phương tiện không thể thiếu đối với các lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng như sứ mệnh tiếp tế.
CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ, 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường. CH-47 Chinook được thiết kế với chiều dài 15,5 m, sải cánh 18,3 m, trọng tải 22.680 kg và tầm bay gần 500 km.
Máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Mỹ AH-64D là thế hệ tiếp theo của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. AH-64 Apache được hãng Hughes thiết kế, phát triển bởi McDonnell Douglas và sau này được Boeing sản xuất sau khi hãng McDonell Douglas được Boeing mua lại năm 1997. Máy bay được thiết kế với buồng lái hai chỗ ngồi. Phi công phía trước điều khiển máy bay, phi công phía sau phụ trách hỏa lực. Khi khẩn cấp, cả hai phi công đều có thể điều khiển máy bay và kiểm soát hỏa lực.
F-16C/D là biến thể cải tiến của F-16 lừng danh do Mỹ phát triển, với việc được cải tiến hệ thống trang thiết bị điện tử, hệ thống radar và buồng lái giúp nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có thể thực hiện mọi nhiệm vụ trên không từ không chiến, tấn công mặt đất cho đến chống hạm. F-16C/D được trang bị các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-7 với tầm bắn tối đa lên tới 50km và AIM-120 có tầm bắn hiệu quả hơn 100 km. Nó được trang bị một động cơ phản lực F110-GE-100 có công suất 28.600 lbf và có thể đạt tới vận tốc gấp 2 lần vận tốc âm thanh với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới hơn 19 tấn.
H135 là sản phẩm được hãng Airbus lắp ráp tại Trung Quốc. Đây là loại trực thăng cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp được sử dụng chủ yếu trong dân sự và cũng có thể được biến đổi để hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Năm 2016, Trung Quốc trở thành thị trường trực thăng dân dụng lớn nhất của Airbus Helicopters.
Tại Triển lãm Hàng không Paris 2017, hãng Boeing còn cho ra mắt chiếc 787-10 (hiện Việt Nam đã sở hữu 10 chiếc 787-9). Máy bay này có 330 chỗ ngồi, hành lý cũng chở được nhiều hơn 15%, nhờ thiết kế mới nó có thể tiết kiệm 10-15% nhiên liệu. Máy bay 787-10 dài hơn thế hệ 787-9 khoảng 5,5 m và có sải cánh lớn hơn. Tuy nhiên, do trọng tải lớn hơn, tầm bay của Dreamliner 787-10 sẽ ngắn hơn với gần 13.000 km. Việc tăng tải trọng hành khách đã làm giảm tầm bay của 787-10 gần 2.400 km so với chiếc 787-9. Boeing có kế hoạch bàn giao những chiếc Dreamliner 787-10 đầu tiên vào năm 2018 sau khi bắt đầu sản xuất hàng loạt từ nhà máy đặt ở Charleston, bang Nam Carolina kể từ năm 2017.
Máy bay thương mại E195-E2 với 140 chỗ ngồi xuất hiện lần đầu tại triển lãm do hãng Embraer sản xuất. Đây là hãng sản xuất máy bay lớn thứ ba thế giới sau Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu. Embraer chuyên sản xuất máy bay hạng nhẹ phục vụ các chuyến bay nội địa.
737 MAX là phiên bản cải tiến của Boeing 737, một trong những máy bay tầm ngắn đến trung phổ biến nhất trên thế giới. Đây là thế hệ thứ 4 của dòng 737. Về cơ bản, đây vẫn chỉ là một chiếc 737 thông thường, với thiết kế thân hẹp, một lối đi. Tuy nhiên, một số cải tiến trên cánh và động cơ đã giúp cho 737 MAX trở thành máy bay có mức tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất. Chỉ một ngày sau khi Boeing ra mắt mẫu máy bay mới 737 MAX 10 tại triển lãm, hãng hàng không United Airlines đã có đơn đặt hàng mua 100 chiếc.
Siêu phẩm Airbus A380 không thể không xuất hiện tại triển lãm lần này. Với hai tầng, khoang cabin rộng rãi, diện tích sử dụng 550 m², nhiều hơn 40% so với chiếc máy bay lớn thứ hai là Boeing 747-8, A380 có thể chứa 525 người trong cấu hình tiêu chuẩn (ba hạng hành khách), hoặc 853 người trong cấu hình toàn bộ hành khách hạng phổ thông (Economy class). Chiếc A380 cũng có tầm bay xa cực đại 15.700 km, giá niêm yết của nó là hơn 430 triệu USD.
Ngoài ra, tại triển lãm còn có sự xuất hiện của dòng máy bay cá nhân. Trong ảnh là máy bay G650, giá gần 60 triệu USD. Nó được sản xuất tại nhà máy của Gulfstream ở Savannah, bang Georgia (Mỹ). G650 bay liên tục được hơn 14 tiếng, vận tốc xấp xỉ 982 km/h. Đây là chiếc máy bay cá nhân nhanh nhất thế giới hiện nay với khả năng bay liên tục trong khoảng 13.000 km.
Triển lãm Paris Air Show 2017 là màn trình diễn chính của hai đại gia ngành sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Ngoài ra, đáng chú ý có nhiều dòng máy bay quân sự của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối lệnh bắt giữ, trong khi Thủ tướng Canada tuyên bố sẽ tuân thủ mọi phán quyết của ICC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Quyết định lùi bước khỏi vị trí ứng viên bộ trưởng Tư pháp của ông Matt Gaetz hôm 21/11 đã kết thúc cuộc tranh luận gay gắt kéo dài 8 ngày qua về tư cách của cựu hạ nghị sĩ này.