Cận cảnh công nghệ tái chế dầu bẩn ở Trung Quốc
Hàng ngàn tấn dầu ăn được tập kết tại nhà máy Luneng. Sau một loạt công đoạn tái chế, dầu thải biến thành dầu công nghiệp sạch để bán ra thị trường.
Một công nhân nhà máy đang đi thu gom dầu ăn cặn từ các nhà hàng. Số dầu ăn sau khi thu gom được tập kết và đổ vào bể chế biến. |
* Cuộc chiến băng - lửa ở Nam Cực * Đặc công Việt Nam tập chống khủng bố * Bắt 'người tình thứ 2' của vợ Bạc Hy Lai * Người ngoài hành tinh sẽ tấn công Trái đất? * Khoảnh khắc máy bay phá vỡ tường âm thanh |
Luneng là nhà máy chuyên thu gom các loại dầu ăn cặn, bẩn từ các nhà hàng ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để sản xuất thành các loại dầu sạch như dầu công nghiệp, dầu diesel hoặc các loại nhiên liệu khác.
Mỗi ngày, khoảng 60 công nhân nhà máy Luneng đổ đi khắp nơi gom dầu thừa từ hơn 2.000 nhà hàng, quán ăn trong tỉnh. Công đoạn thu gom được bắt đầu từ 4 h tới khoảng 10 h; trước khi toàn bộ tập kết về nhà máy. Tại đây, công nhân và các chuyên gia tiến hành 1 loạt các công đoạn xử lý, tái chế để “phù phép” số dầu này thành dầu sạch.
Hiện nhà máy Luneng có thể tái chế khoảng 78.000 tấn dầu cặn để sản xuất 2.405 tấn dầu công nghiệp mỗi năm.
Dưới đây là một số hình ảnh cận cảnh về công nghệ biến dầu ăn bẩn thành dầu công nghiệp tại nhà máy Luneng ở Chiết Giang:
Dầu ăn sau khi thu gom được tập kết và đổ vào bể tiền chế ngay tại nhà máy. |
Các chất thải thực phẩm khác được đưa vào lò hơi để lọc lấy dầu bay hơi lên. |
Công nhân lấy mẫu thử của dầu công nghiệp sau khi được tái chế để kiểm tra. |
Sau đó, các mẫu dầu này được chuyển tới phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng và độ an toàn. |
Một công nhân đặt ống dẫn dầu công nghiệp tái chế vào một bể chứa để tiếp tục xử lý. |
Hồng Minh
Theo Infonet.vn