Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh chế tác đèn lồng thuần Việt

Xuất hiện tại Hội An (Quảng Nam) khoảng vào cuối thế kỷ 16, đến nay đèn lồng đem lại cho phố cổ Hội An một nét độc đáo và trở thành món quà lưu niệm hấp dẫn đối với du khách.

Cho đến nay, nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có khoảng 400 năm tuổi.

Hiện ở Hội An có hơn 32 cơ sở làm và bán đèn lồng.

Nghề làm đèn lồng ở Hội An rất phát triển và thu hút nhiều lao động. Người Hội An luôn tự hào về những chiếc đèn lồng do chính bàn tay mình làm nên.

Đèn lồng Việt Nam được đánh giá là mang những giá trị tạo hình, thẩm mỹ và văn hoá thuần Việt.

Đèn lồng Hội An đã được Chi cục tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng Quảng Nam công bố tiêu chuẩn với 9 kiểu dáng gồm các đèn hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù…

Đèn lồng Hội An từ lâu không chỉ đem lại cho phố cổ một nét riêng độc đáo mà còn là một mặt hàng quà lưu niệm hấp dẫn đối với du khách. Từ khi phố cổ Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, nghề làm đèn lồng hồi sinh, mang lại công ăn việc làm cho dân phố cổ.

Đèn lồng ở phố Hội được treo khắp nơi, từ các con phố, ngõ hẻm...

...đến trước cổng nhà, hàng quán.

Vào đêm trăng rằm, những chiếc đèn lồng lung linh dưới ánh trăng treo trước cửa mọi nhà quyến rũ. Phố cổ lúc này không có tiếng xe, không ánh đèn điện, những chiếc đèn lồng càng lộng lẫy khoe sắc như níu giữ bước chân lữ khách khi tới thành phố này.

...và hai bên bờ sông Hoài. Du khách nước ngoài rất thích thú khi ngắm đèn lồng ở Hội An. Nhiều người đã ghi lại hình ảnh thơ mộng này.

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/can-canh-che-tac-den-long-thuan-viet-20140301022837815.htm

Theo Gia đình Xã hội

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm