Khoảng từ năm 2017, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh trên thế giới và nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, được thúc đẩy trong môi trường học thuật lẫn ứng dụng vào cuộc sống.
Nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư trong nước tích cực tìm kiếm, sáng chế những giải pháp, công nghệ AI mới với mong muốn có thể áp dụng vào đời sống người dân, mang giá trị tốt đẹp cho xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều này cần nhiều yếu tố cộng hưởng ngoài những nỗ lực từ chuyên gia.
Ngành AI triển vọng nhưng cần bổ sung nhiều yếu tố
Theo đuổi nghiên cứu khoa học từ sớm, PGS.TS Quản Thành Thơ công tác tại Đại học Bách khoa TP.HCM từ năm 1998. Năm 2002, để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực AI, ông lên đường theo học tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Với bề dày kinh nghiệm 20 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu sâu về AI và đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia, PGS.TS Thơ - hiện là Phó trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách khoa TP.HCM - nhận định AI tại Việt Nam có thể trở thành mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá trong 10 năm tới.
Theo đánh giá từ chuyên gia, ngành AI Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. |
Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Nguyễn Lê Minh với 20 năm giảng dạy và nghiên cứu AI đánh giá ngành này có triển vọng tại Việt Nam, thời gian qua cũng tìm được nhiều giải pháp ấn tượng cho các bài toán khó. Điển hình là một số doanh nghiệp lớn nghiêm túc đầu tư chất xám, nguồn lực vào các sản phẩm chất lượng, phục vụ nhiều lĩnh vực như ôtô, y tế, giải trí... và được đông đảo người dân công nhận.
Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (machine learning) và học sâu (deep learning), đồng thời đảm trách vai trò Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Interpretable AI thuộc Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), GS.TS Nguyễn Lê Minh đánh giá xu hướng nghiên cứu của Việt Nam hiện chủ yếu vận dụng kiến thức AI trên thế giới để giải quyết các bài toán đặc thù địa phương. Đây được xem là ưu điểm khi kế thừa và tùy biến dựa trên bối cảnh xã hội, nhu cầu thiết thực của người dân, bởi đích đến của bất kỳ công nghệ nào là khả năng đi vào cuộc sống.
Hiện có nhiều nghiên cứu, sản phẩm AI chất lượng "make in Vietnam”. |
Sở hữu nhiều điểm thuận lợi nhưng ngành AI vẫn thiếu một số yếu tố quan trọng để phát triển về chiều sâu, đây cũng là điều khiến các chuyên gia trăn trở. Để tìm lời giải, GS.TS Nguyễn Lê Minh chỉ ra điểm mấu chốt là nhân lực ngành AI đã được cải thiện số lượng nhưng đang thiếu và cần được đào tạo bổ sung kiến thức nền tảng như học máy, toán thống kê...
Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất: “Thế hệ đi trước cần truyền cảm hứng cho cộng đồng AI trẻ. Các bạn cần thực hiện bài toán AI một cách có hệ thống và tôn trọng giá trị của nó, kể cả vấn đề về đạo đức của ngành”.
PGS.TS Thơ liệt kê các nhân tố mà ông cho rằng ngành AI nước ta đang thiếu, gồm "hệ thống hạ tầng chưa đủ mạnh để huấn luyện mô hình lớn”, “các kho dữ liệu chưa đủ chuyên sâu và đủ lớn, được xử lý để phục vụ cộng đồng ở nhiều lĩnh vực khác nhau”. Trong đó, “cộng đồng học thuật chưa quá mạnh để chia sẻ kiến thức học thuật có hệ thống và hiệu quả” là yếu tố thách thức nhất.
Tạo điều kiện học hỏi thực tế cho cộng đồng AI
Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng AI có thêm môi trường rèn luyện khả năng chuyên môn và làm AI “thực chiến”, GS.TS Nguyễn Lê Minh và PGS.TS Quản Thành Thơ cùng tham gia ngồi ghế hội đồng chuyên môn cuộc thi Zalo AI Challenge 2022.
Nói về vai trò này, GS.TS Minh chia sẻ: “Tôi đánh giá cao tác động của cuộc thi đến các bạn trẻ. Hy vọng tham gia làm cố vấn cuộc thi sẽ giúp ích được phần nào trong việc truyền cảm hứng cho các bạn làm AI chuyên nghiệp”.
3 chuyên gia ngồi “ghế nóng” của cuộc thi Zalo AI Challenge 2022. |
PGS.TS Thơ bộc bạch: “Tham gia Zalo AI Challenge, tôi mong truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sau. Ngày nay, các bạn tiếp thu công nghệ mới rất nhanh, nhưng cần được thế hệ trước hỗ trợ kiến thức cơ bản, cách tiếp cận bài bản, nếu không sẽ khó mở rộng phát triển về lâu dài”.
Dù cách biệt về vị trí địa lý cùng lịch trình dày đặc, các chuyên gia đều cố gắng dành nhiều công sức cho cuộc thi, cùng ban cố vấn Zalo chọn các bài toán mang tính thách thức cao, buộc thí sinh bộc lộ hết khả năng để tìm ra giải pháp phù hợp. Theo GS.TS Minh, các đề bài Zalo AI Challenge năm nay thú vị và có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế.
“Các dữ liệu, phương pháp từ cuộc thi có giá trị khoa học và mặt ứng dụng, mang AI gần gũi hơn với cuộc sống”, GS.TS Minh nhận định.
Đề bài Zalo AI Challenge 2022 mang tính thực tiễn cao, thử thách tài năng các đội thi. |
Bận rộn với công việc quản lý và giảng dạy, PGS.TS Trần Minh Triết - Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM - vẫn sắp xếp theo sát tiến độ cuộc thi trong suốt 4 tháng. Đồng thời, PGS.TS Triết tích cực hỗ trợ xây dựng dữ liệu để các bài toán mang tính đa dạng, chính xác cao. Ông cùng hội đồng chuyên môn của Zalo AI Challenge 2022 phản hồi, tư vấn sâu về chuyên môn để các đội thi tháo gỡ thắc mắc, hoàn thiện bài thi.
Hiện tại, cuộc thi thu hút khoảng 5.000 người đến từ 1.400 đội dự thi chỉ sau 10 ngày mở cổng đăng ký.
Theo ông Châu Thành Đức - Phó trưởng ban tổ chức chương trình, kiên trì là yếu tố cần thiết để đạt được kết quả tốt. Các kỹ sư AI nên đặt mục tiêu cụ thể và nỗ lực hướng đến vạch đích để không chỉ gặt “trái ngọt” tại Zalo AI Challenge, mà còn vươn xa hơn trong ngành.
Ban tổ chức tin rằng nắm chắc quy luật từ quá trình rèn giũa trong cuộc thi, các tài năng AI có thể “đánh bại” bài toán khó và đạt được thành công dù ở doanh nghiệp hay môi trường học thuật.
Zalo AI Challenge mở ra nhiều cơ hội mới cho các đội thi. |
Khi chỉ còn vài ngày nữa là cuộc thi kết thúc, PGS.TS Minh gợi ý: “Các quán quân đoạt giải đều có triển vọng về cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Nhưng để chinh phục đề bài thách thức, các bạn cần phân tích dữ liệu, bài toán cẩn thận và tìm ra phương pháp thích hợp. Thí sinh có thể tham khảo nguồn tài liệu và phương pháp ứng dụng bằng các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh".
Là một trong những đơn vị tiên phong ở lĩnh vực AI tại Việt Nam, Zalo không chỉ tích cực nghiên cứu, ứng dụng AI vào các sản phẩm công nghệ, mà còn mong muốn tạo ra cuộc thi AI chuyên nghiệp, có quy mô lớn để kết nối, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phong trào nghiên cứu và phát triển AI mạnh mẽ hơn trong xã hội.
Ở lần thứ 5 tổ chức, Zalo AI Challenge 2022 nâng tổng giá trị giải thưởng lên 15.000 USD. Trong đó, 3 đội quán quân tương ứng 3 bảng thi đấu nhận được phần thưởng 3.500 USD/giải, 3 đội á quân giành về 1.500 USD/giải. Zalo AI Challenge 2022 chính thức mở cổng đăng ký từ ngày 4/11 và kết thúc cuộc thi ngày 6/12.
Độc giả tham gia cuộc thi tại website https://bit.ly/ZALO-AIChallenge2022.