Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm SARS-CoV-2 khi làm việc. Trong đó, 3 cán bộ y tế tử vong gồm 2 người tại TP.HCM và một người ở Bình Dương.
TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, khẳng định để tôn vinh những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh trong trận chiến cam go chống dịch, pháp luật đã quy định khá rõ về điều kiện để họ được công nhận liệt sĩ.
Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết theo khoản 3, điều 59, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và điểm k, khoản 1, điều 14, Pháp lệnh ưu đãi người có công, họ được xem xét công nhận là liệt sĩ.
Cụ thể, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: "Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết… thì được xem xét để công nhận liệt sĩ… theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng".
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng cũng quy định điều kiện để được công nhận liệt sĩ là "đặc biệt dũng cảm cứu người" nhưng phải là "tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội".
Về việc ai có thẩm quyền công nhận liệt sĩ cho các nhân viên y tế này, bà Trần Thị Trang cho biết theo quy định tại khoản 3, điều 18, Nghị định 31/2013/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Thủ trưởng các Bộ và tương đương kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, đại diện phòng tổ chức cán bộ của các bệnh viện có thể lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ cho nhân viên y tế của cơ sở mình nếu không may tử vong khi làm nhiệm vụ chống dịch.
Để hỗ trợ TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam phòng chống dịch Covid-19, tính riêng đợt dịch lần thứ 4, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử hơn 13.000 cán bộ y tế tham gia chống dịch. Họ là bác sĩ, điều dưỡng, giảng viên, sinh viên từ các trường y, tình nguyện viên.
Hồ sơ thủ tục đề nghị xác nhận liệt sĩ được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 31/2013/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.
- Cấp giấy báo tử:
+ Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên.
+ Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân do giám đốc công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên.
+ Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do bộ trưởng hoặc cấp tương đương.
+ Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do chủ tịch UBND cấp tỉnh.
+ Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không thuộc quy định tại điểm a, b, c, d, khoản này do chủ tịch UBND cấp huyện.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.