Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút?
Nguyên nhân bị chuột rút là rối loạn chức năng thần kinh thực vật, cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua, cơ bắp phải làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ. |
Dấu hiệu nhận biết bạn bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. |
Khi đá bóng bị chuột rút ở cẳng chân, cần sơ cứu như thế nào?
Khi bị chuột rút ở cẳng chân, người bệnh cần được uống nước, xoa bóp đùi, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối. |
Cách xoa bóp giúp vùng cơ bị chuột rút nhanh chóng hồi phục
Người bị chuột rút muốn nhanh chóng hết đau cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ. Nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. |
Cách làm đúng khi bị chuột rút
Cách sơ cứu đúng cho người bị chuột rút bắt đùi là kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. |
Ở thời tiết nào con người dễ bị chuột rút
Con người dễ bị chuột rút khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. |
Nên tắm như thế nào sau khi bị chuột rút?
Sau khi hết đau, bạn có thể tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp. |
Cách uống nước giúp các cầu thủ hạn chế tình trạng chuột rút
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… trước, trong và sau khi luyện tập, thi đấu. |
Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy giúp phòng chuột rút?
Vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy giúp phòng chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, khi ngồi, bạn nên co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân. |