Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách phân biệt cá tầm, ếch Việt với Trung Quốc

Thịt bò, cá tầm, ếch lậu Trung Quốc … đang đổ bộ vào Việt Nam. Làm thế nào phân biệt được đâu là sản phẩm trong nước, đâu là thực phẩm nhập lậu là một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm?

Cách phân biệt cá tầm, ếch Việt với Trung Quốc

Thịt bò, cá tầm, ếch lậu Trung Quốc … đang đổ bộ vào Việt Nam. Làm thế nào phân biệt được đâu là sản phẩm trong nước, đâu là thực phẩm nhập lậu là một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm?

Ngày 2/5, công an Hà Nội bắt quả tang nhân viên một nhà hàng ở khu trung tâm thương mại Savico Long Biên (Hà Nội) đang xuống kho đông lạnh nhập thịt bò và tảo Trung Quốc. Theo lời khai của các đối tượng liên quan, thịt bò này sau khi tuồn vào nhà hàng sẽ được “hét” là thịt bò Úc và Mỹ để đánh lừa thực khách.

Ngoài việc phải móc “hầu bao” thêm gấp từ 3 – 4 lần để ăn bò Trung Quốc giả Úc, Mỹ, người dân còn gánh thêm nỗi lo mắc bệnh từ thịt bò có thể đã nhiễm bệnh tuồn vào Việt Nam.

 
Thịt bò Trung Quốc "đội lốt" Úc, Mỹ "tuồn" vào Việt Nam.

Tại siêu thị Metro, thịt bò đông lạnh Úc, Mỹ có giá dao động khoảng 350.000 – 650.000 đồng/kg. Trong khi đó, thịt bò nội có giá chỉ từ 200.000 – 270.000 đồng/kg. Đại điện siêu thị BigC cho biết, doanh nghiệp này chủ yếu bán thịt bò nội, thị phần bò Úc chiếm “rất rất nhỏ” trong chuỗi hệ thống này.

Với kinh nghiệm bán thịt bò lâu năm, chị Nguyệt – tiểu thương chợ Đồng Xa cho biết: thịt bò Trung Quốc có thớ thịt dày; màu thịt bò thẫm đen; mỡ vàng như “nghệ”. Trong khi đó, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội - Vũ Vinh Phú cho biết: Thịt bò Úc, Mỹ thường có màu sắc tươi hồng; thái thịt dính dao; ấn vào miếng thịt sẽ phồng ra ngay, không lõm, không chảy nước…

Thời gian gần đây thông tin về các mặt hàng như cá tầm, ếch… từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam liên tục bị phát hiện bắt giữ nhưng theo nhiều tiểu thương tại các chợ Hà Nội cho biết, trên thực tế, các mặt hàng này đã có ngoài các chợ từ lâu.

Tại chợ Đồng Xa (Cầu Giấy, Hà Nội), cá tầm Trung Quốc đang được bán với giá 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các chủ hàng đều khăng khăng khẳng định: cá tầm Việt Nam, có giấy chứng nhận “đàng hoàng”.

 
Cá tầm Trung Quốc béo và thân ngắn, còn của Việt Nam thì thân thon dài, da sáng và trơn hơn.

Tuy nhiên, theo lời người quen có kinh nghiệm, cá tầm mình đen bóng, trơn như cá trê ở chợ Đồng Xa đều là cá Trung Quốc. "Cá tầm Trung Quốc béo và thân ngắn, còn của Việt Nam thì thân thon dài, da sáng và trơn hơn", một tiểu thương bày cách phân biệt xuất xứ cá tầm. Trong khi đó, tại siêu thị Metro, cá tầm Việt Nam có màu nâu đen, da xù xì và bán với giá gần 200.000 đồng/kg.

Theo các thông tin trước đó, trong khi vận chuyển vào nội địa, cá tầm Trung Quốc được để trong túi bóng to chứa nước, bên ngoài ướp đá. Trong thời gian vận chuyển, cá cứng đơ, như chết thật. Về tới chợ, cho vào bể nước, sục khí, cá sẽ “hồi sinh”.

Bên cạnh đó, giá ếch Trung Quốc tại các chợ từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, trong khi ếch ta có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Nếu nhìn qua, khó phát hiện được hai loại ếch này. Người bán cho hay có thể dựa vào kích cỡ của ếch để nhận biết đâu là giống của Việt Nam, đâu là "ếch ngoại quốc". Ếch Trung Quốc thường to, béo gấp rưỡi ếch ta, da có màu xanh, trong khi ếch ta thường nhỏ, gầy và đen xù xì.

 
Ếch Trung Quốc thường to, béo gấp rưỡi ếch ta, da có màu xanh, trong khi ếch ta thường nhỏ, gầy và đen xù xì.

Tiềm ẩn mầm bệnh

Chiều 6/5, ông Dương Tiến Thể - Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: với các loài thủy sản như cá trê, ếch, cá lóc thông thường, nếu không phải là động vật ngoại lai Việt Nam vẫn cho nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và làm thủ tục với hải quan để được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, ông Thể cũng lo ngại các loại thực phẩm chưa được kiểm soát chất lượng sẽ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. “Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng trọng để nuôi cá trê, cá lóc, ếch hoặc các loại động vật khác có khả năng gây đột biến gien. Khi sử dụng, người dân có thể mắc bệnh” - ông Thể khuyến cáo.

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc cơ quan quản lý CITES (công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam cho biết, đến nay, CITES Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu cá tầm thương phẩm cho bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Vì vậy, tất cả cá tầm Trung Quốc có mặt ở Việt Nam đều là cá tầm lậu.

“Cá tầm nhập lậu có thể được nuôi trong môi trường công nghiệp với nguồn thức ăn tăng trọng không bảo đảm chất lượng, khó truy suất nguồn gốc. Đây sẽ là nguy cơ mang mầm bệnh cho người tiêu dùng trong nước, thậm chí nó còn nguy hiểm hơn cả gà loại thải của Trung Quốc” - ông Tùng nói.

Theo Giáo Dục Việt Nam

Theo Giáo Dục Việt Nam

Bạn có thể quan tâm