Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách nào bảo vệ cá kênh Nhiêu Lộc?

Ông Trần Đình Vĩnh - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM chia sẻ: Nhà nước chi 500 triệu đồng thả cá, còn người dân tìm đủ cách... bắt cá.

Ông Vĩnh cho biết, đến nay đã có ba lần thả cá giống trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé với số lượng hàng trăm ngàn con. Ngoài ra, nhiều nhà chùa và người dân cũng tham gia thả cá phóng sinh để góp phần làm xanh sạch dòng kênh.
Công an tịch thu phương tiện của người câu cá bên bờ kênh Nhiêu Lộc.
Công an tịch thu phương tiện của người câu cá bên bờ kênh Nhiêu Lộc.

Cá của thiên nhiên, phải trả về với thiên nhiên

Nhiều người vẫn có suy nghĩ cá của thiên nhiên, ai bắt được thì “giữ làm của” cho mình. Không chỉ đơn giản là câu cá bằng cần câu, nhiều người còn tổ chức bắt cá bằng hình thức bủa lưới, chích điện. Ban ngày làm không được thì nhiều người tranh thủ làm vào buổi tối. Những ký cá lóc, điêu hồng, trê… được cân ký và mang ra chợ bán, mặc cho những cảnh báo về sự nhiễm độc của những loại cá sống dưới kênh này.

Anh Cao Toàn, một người sống ven bờ kênh Nhiêu Lộc, cho biết rất bức xúc trước việc nhiều người tận diệt cá để thu lợi cá nhân như hiện nay. “Mình chạy bộ một quãng ngắn thôi mà thấy không biết bao nhiêu người ngồi câu cá, có người nhà ở gần đó, có người từ xa đến. Mặc dù có bảng cấm nhưng có vẻ như ai cũng phớt lờ và thoải mái câu về làm thức ăn, hay đơn giản câu vì thích cảm giác bắt được một con cá” - anh Toàn kể.

Một đàn cá nhảy và nổi lên mặt nước khi bị điện chích vào.
Một đàn cá nhảy và nổi lên mặt nước khi bị điện chích vào.

“Thử tưởng tượng xem bao lâu nữa thì dòng kênh lại “chết” như xưa vì hành vi vô ý thức của con người” - anh Toàn ngậm ngùi chia sẻ.

Buộc người câu thả cá lại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Sáng 15/4, nhiều người câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua quận 3, TP HCM) đã bị công an tịch thu cần câu, buộc thả cá trở lại dòng kênh.

Biện pháp nào?

“Tôi hy vọng chính quyền địa phương có những biện pháp mạnh mẽ hơn để những người câu cá, chích điện, bủa lưới không còn dám tái phạm nữa” - anh Toàn nói thêm.

Đã có quy định cấm nhưng nhiều người vẫn phớt lờ.
Đã có quy định cấm nhưng nhiều người vẫn phớt lờ.

Vào đầu tháng 4/2015, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP đã đề xuất việc cấm câu cá để mua bán, đánh bắt cá bằng lưới, chài, câu chum trên kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ.

Sáng 15/4, nhiều người câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua quận 3, TP HCM) đã bị công an tịch thu cần câu, buộc thả cá trở lại dòng kênh. 

Tuy nhiên, có bạn đọc khác lại đặt ra vấn đề liệu công an có xâm phạm quyền công dân và xâm phạm đến tài sản của công dân không khi tịch thu cần?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết bản thân ông ủng hộ việc tịch thu cần, tuy nhiên, việc này đứng về khía cạnh luật lại chưa thật sự phù hợp với các quy định hiện hành về xử phạt hành chính, tịch thu phương tiện.

Có cùng nhận định, luật sư Huỳnh Phước Hiệp còn cho biết thêm hiện chỉ có hình thức xử lý đối với các trường hợp dùng kích điện, chưa có quy định nào về việc dùng cần câu.

Chia sẻ quan điểm cá nhân về hướng xử lý những trường hợp câu cá trái phép ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, luật sư Huỳnh Phước Hiệp cho biết nếu đề xuất xử phạt người câu cá trái phép của UBND TP HCM được thông qua thì sẽ có cơ sở để tịch thu phương tiện câu cá là cần câu và sẽ có biện pháp xử lý hành chính phù hợp.

15 người tập trung quan sát một người câu được con cá trê to.
15 người tập trung quan sát một người câu được con cá trê to.

Theo ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, đối với những cá nhân đánh bắt cá, ngoài việc bị xử phạt hành chính còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước. “Đây là cá do Nhà nước bỏ tiền thả ra kênh để trong hóa dòng kênh chứ không phải cá tự nhiên mà có” - luật sư Hậu chia sẻ.

Bạn đọc Bùi Đức Thành thì đề xuất bên cạnh việc cấm đánh bắt cá bừa bãi, từng tổ dân phố nơi có dòng kênh chảy qua nên lập tổ tự quản bảo vệ dòng kênh.

“Từ tuyên truyền vận động mọi người không xả rác, đánh bắt cá đến chụp ảnh, giữ phương tiện của người vi phạm giao cho cơ quan chức năng xử lý. Đây là việc mọi người nên cùng chung tay, chung sức chứ không nên chỉ dựa vào cơ quan quản lý” - bạn đọc gợi ý.

Chích điện, bủa lưới trên kênh Nhiêu Lộc lúc nửa đêm

“Câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ư? Xưa rồi Diễm! Bây giờ người ta làm ăn lớn hơn..."

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/tieu-diem/20150417/tich-thu-can-cau-ung-ho-nhung/734828.html

Theo Đặng Tươi - Trà My/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm