Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách làm giàu độc đáo của giám đốc HTX thanh niên

Ở tuổi 31 anh Tịnh ra dáng ông chủ nhiệm HTX. “Mình thích gọi là chủ nhiệm hơn. Giám đốc nghe “ghê gớm” quá. Nhưng luật HTX mới quy định phải là…giám đốc”, anh Tịnh cười nói.

Trần Hữu Tịnh - thanh niên huyện Thăng Bình (Quảng Nam) nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2014 của T.Ư Đoàn, được Tỉnh Đoàn Quảng Nam tuyên dương Thanh niên tiêu biểu của năm.

Gặp anh khi anh đang cùng lãnh đạo huyện tham quan mô hình trại thỏ của 2 cử nhân Vương Đình Hiếu - Mai Thị Lê ở xã Bình Nam để bàn cách nhân rộng cho thanh niên trong huyện làm ăn.

Anh Tịnh là giám đốc của HTX có cái tên khá dài: HTX Sản xuất thương mại dịch vụ kinh doanh tổng hợp Thanh niên Thăng Bình. Ở tuổi 31 anh Tịnh ra dáng ông chủ nhiệm HTX. “Mình thích gọi là chủ nhiệm hơn. Giám đốc nghe “ghê gớm” quá, nhưng luật HTX mới quy định phải là…giám đốc”, anh Tịnh cười nói.

Quê ở miền biển Bình Đào, năm 2005 anh tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Quảng Nam (nay ĐH Quảng Nam). Hợp đồng dạy học 5 năm nhưng anh không được vào biên chế. Thêm tấm bằng ĐH Luật hệ tại chức anh vẫn thất nghiệp. Trong thời gian dạy học, anh bắt tay vào việc kinh doanh và làm nông. Từ năm 2008, anh Tịnh xây dựng thương hiệu cà phê rang và mở rộng thị trường trên địa bàn, rồi đầu tư mua hai cỗ máy ép dầu phụng, đầu tư vào chăn nuôi gia cầm, chế biến thức ăn gia súc. Tuy vậy, thất bại cũng không ít. Năm 2010, gần 5.000 con vịt chết sau một đêm vì cúm gia cầm, khiến anh phải đầu tư làm ăn theo hướng khoa học hơn.

Xã viên là các bí thư Đoàn cơ sở

Khi anh Tịnh đề xuất ý tưởng thành lập một HTX lấy nòng cốt là thanh niên, huyện Đoàn lập tức ủng hộ, và hứa sẽ đứng ra kêu gọi các đoàn viên tham gia. Anh Tịnh cho biết, toàn huyện có 150 bí thư Đoàn thôn, nếu vận động hết thảy cùng góp vốn thì sẽ có số vốn lớn để làm ăn, vừa giúp các bí thư có thu nhập, Đoàn cơ sở có kinh phí hoạt động. Sau một thời gian, anh Tịnh vận động 39 thanh niên (trong đó có 22 bí thư chi đoàn thôn) góp vốn được 600 triệu đồng. Đầu năm 2014, HTX Sản xuất thương mại dịch vụ kinh doanh tổng hợp Thanh niên Thăng Bình chính thức được thành lập do anh làm giám đốc. HTX có các ngành chủ lực như trồng và sản xuất nấm, chăn nuôi trang trại, sản xuất cà phê, dầu đậu phụng….

Anh Trần Hữu Tịnh điều khiển hệ thống sản xuất nước uống đóng chai Sức sống mới.

Anh Trần Hữu Tịnh điều khiển hệ thống sản xuất nước uống đóng chai Sức sống mới.

Để tạo thêm nguồn thu, tháng 3/2014 anh Tịnh đầu tư hệ thống sản xuất nước đóng chai mang thương hiệu Sức sống mới, công suất 250 bình/ngày đạt tiêu chuẩn cho phép. 39 thành viên của HTX chính là chủ các đại lý phân phối sản phẩm. Với cách làm này, ngoài nước uống, các sản phẩm cà phê rang, dầu phụng, nấm…của HTX đã phủ khắp địa bàn huyện, giúp các thành viên có thêm thu nhập và các chi đoàn thôn có thêm kinh phí hoạt động.

“Mình đã từng thất bại nên mong muốn các bạn thanh niên không lặp lại. Làm ăn phải có sự khác biệt, không nên thấy người ta làm rồi bắt chước làm theo. Thành lập HTX Thanh niên với đa hình thức kinh doanh lấy ngắn nuôi dài, vừa tránh được rủi ro vừa tạo ra kết nối đoàn viên thanh niên tham gia, đưa sản phẩm về tận ngõ làng”, anh Tịnh tâm sự.

Hiện, anh Tịnh và các xã viên đang tiếp tục vận động cán bộ, chi đoàn các thôn tiếp tục tham gia, huy động góp vốn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất và thị trường cho HTX. “Hiện, 39 xã viên và 12 lao động của HTX có mức thu nhập ổn định từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/tháng và đều tin tưởng vào sự phát triển của HTX. Nếu các chi đoàn thôn cùng tham gia, mình chắc rằng hoạt động của HTX và thị trường sẽ không ngừng mở rộng. Với sức trẻ HTX sẽ phát triển và vững mạnh”, anh Tịnh tự tin.

Mới đây, anh Tịnh còn thành lập Tổ hợp tác gồm 5 thành viên góp vốn xây dựng khu thể dục - thể thao và vui chơi giải trí Thăng Hoa tại thị trấn Hà Lam với tổng diện tích hơn 3.000m2, quy mô 2 sân bóng mini cỏ nhân tạo và 1 hồ bơi hơn 300m2. Hiện tại, khu thể thao hoạt động tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên địa phương, tạo việc làm cho 4 thanh niên khác. Theo nhẩm tính của tổ hợp tác, riêng mô hình này nếu ổn định mỗi năm sẽ thu về khoảng 500 triệu đồng.

Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú

Từ cuộc sống cực khổ, ăn bữa nay lo bữa mai, nhưng nhờ trồng rừng, nuôi bò, anh Hoàng Văn Tánh đã thoát nghèo trở thành triệu phú vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị.

http://www.tienphong.vn/gioi-tre/cach-lam-giau-doc-dao-cua-giam-doc-htx-thanh-nien-786984.tpo

Theo Nguyễn Thành/ Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm