Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Thể thao Ứng dụng, Công nghệ, Thể dục và Y học (A-STEM), thuộc Đại học Swansea (Anh) phối hợp cùng Đại học Y khoa Lodz (Ba Lan) và Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển) thực hiện. Công trình này được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Dựa trên mối liên hệ với nồng độ hormone giới tính
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ngón tay đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ là dấu hiệu của nồng độ testosterone cao trước khi sinh. Trong khi đó, ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn cho thấy mức độ estrogen cao hơn. Điều này dẫn tới thực tế là đàn ông có ngón tay đeo nhẫn dài hơn và phụ nữ có ngón trỏ dài hơn.
Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia Anh, Thụy Điển, Ba Lan đã xem xét mối liên hệ giữa nồng độ hormone sinh dục trong tử cung và ở tuổi dậy thì với số lần nhập viện vì Covid-19. Phát hiện của họ cho thấy những người có ngón tay út ngắn hơn ngón trỏ bất thường đã trải qua đợt mắc Covid-19 nghiêm trọng.
Đặc biệt, những người có sự chênh lệch kích thước trên bàn tay trái so với tay phải thậm chí còn có nguy cơ cao hơn.
Nghiên cứu mới phát hiện nam giới có ngón tay út ngắn hơn so với những ngón còn lại dễ trở nặng khi mắc Covid-19. Ảnh: Freepik. |
Các tác giả kiểm tra tỷ lệ độ dài ngón tay của hơn 150 người. 50 người trong số này là bệnh nhân Covid-19, nhóm còn lại hoàn toàn khỏe mạnh.
Tỷ lệ độ dài ngón tay (digit ratio) là công thức tính so sánh chiều dài của các ngón tay khác nhau.
Trong đó, tỷ lệ 2D:4D được nghiên cứu nhiều nhất và được tính bằng cách chia chiều dài ngón trỏ cho chiều dài ngón đeo nhẫn trên cùng một bàn tay. Tỷ lệ 3D:5D được tính bằng cách chia chiều dài ngón giữa cho chiều dài ngón út trên cùng một bàn tay. Chúng ta tạm gọi các hiệu số này là X và Y.
Cách tính tỷ lệ độ dài ngón tay (digit ratio). Ảnh: Researchgate. |
Kết quả của nghiên cứu mới cho thấy số X hoặc Y càng lớn, nguy cơ nghiêm trọng khi mắc Covid-19 càng cao.
Theo GS John Manning, Đại học Swansea: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy mức độ nghiêm trọng của Covid-19 có liên quan lượng testosterone thấp, estrogen cao ở cả nam và nữ”.
“Sự khác biệt về tỷ lệ độ dài ngón tay ở bệnh nhân nhập viện là bằng chứng ủng hộ quan điểm những người từng có testosterone thấp hoặc estrogen cao dễ trở nặng khi mắc Covid-19. Do đó, chúng ta có thể giải thích vì sao nhóm có nguy cơ cao là nam giới lớn tuổi. Điều này rất quan trọng vì nếu có thể xác định chính xác hơn ai sẽ trở nặng khi nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có các phương án điều trị, tiêm chủng phù hợp. Sự khác biệt về tỷ lệ trên các ngón tay có thể giúp ích cho vấn đề này”, vị chuyên gia nói thêm.
Thuốc testosterone có thể đánh bại đại dịch?
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đang thử nghiệm kiểm tra các loại thuốc kháng androgen (testosterone) có thể giúp ích gì cho điều trị Covid-19 hay không. Họ cũng xem xét testosterone với vai trò là thuốc chống nCoV.
“Nghiên cứu của chúng tôi giúp bổ sung thêm hiểu biết về Covid-19 và có thể đưa chúng ta đến gần hơn với những cải thiện về thuốc chống virus, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm tỷ lệ tử vong. Mẫu số thử nghiệm vẫn còn nhỏ nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và sớm báo cáo các kết quả tiếp theo”, GS Manning cho hay.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên kết chiều dài ngón tay với vấn đề dường như không liên quan.
Một nghiên cứu trước đây đã phân tích mối liên hệ giữa chiều dài ngón tay của trẻ em với nguy cơ dễ bị tổn thương trước các bệnh thời thơ ấu.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Personality and Individual Differences năm 2015, những người đàn ông có ngón trỏ ngắn và ngón đeo nhẫn dài có khuynh hướng đối xử tử tế hơn với phụ nữ. Điều này có thể là kết quả của sự tiếp xúc hormone giới tính trong tử cung của mẹ, các nhà khoa học nhận định.
Ngoài ra, người có tỷ lệ ngón trỏ/ngón áp út nhỏ hơn có thể có kích cỡ dương vật dài hơn, theo một nghiên cứu được đăng tải năm 2011 trên tạp chí nam học Journal of Andrology.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ chiều dài các ngón tay khác nhau có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề như nguy cơ mắc bệnh thời thơ ấu, tính cách hay thậm chí độ dài của "cậu nhỏ". Ảnh: Freepik. |
Hồi tháng 9/2020, nghiên cứu tại Đại học Mersin và Bệnh viện Nghiên cứu và Giáo dục Thành phố Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ, phát hiện ở những người có mức testosterone giảm mạnh, nguy cơ phải nhập viện vì Covid-19 cao hơn. Đặc biệt, 50% F0 phải nằm phòng hồi sức cấp cứu có mức testosterone thấp hơn mức trung bình.
Những bệnh nhân đã qua đời có tổng lượng testosterone trung bình thấp hơn đáng kể so với các ca còn sống. Thậm chí, 65,2% trường hợp không có triệu chứng vẫn bị mất ham muốn tình dục sau khi mắc Covid-19.
Đây không phải lần đầu tiên mức testosterone thấp được xác định là yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng nCoV nghiêm trọng. Song, nghiên cứu của nhóm chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ là công trình đầu tiên phát hiện mắc Covid-19 nặng làm giảm nồng độ testosterone của nam giới.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.