Những bức ảnh chúng ta thấy về virus SARS-CoV-2 không được "chụp" theo cách thông thường. Về lý thuyết, không có cách nào mắt người nhìn được loại virus này. Kích thước của nó chỉ khoảng 100 nm, nhỏ hơn sợi tóc tới 1.000 lần. Ảnh: NIAID. |
Với kích thước này, virus SARS-CoV-2 nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được. Như vậy, kể cả khi sử dụng kính hiển vi quang học, chúng ta cũng không thể nhìn thấy virus. Ảnh: Vox. |
Để nhìn được virus corona, chúng ta phải dùng tới kính hiển vi điện tử. Loại kính hiển vi này sẽ phóng một dòng electron qua vật chất cần phóng đại. Ảnh: Vox. |
Có 2 loại ảnh từ kính hiển vi điện tử. Ảnh SEM phát chùm tia electron, sau khi chạm vào vật thể sẽ ghi nhận bề mặt của chúng. Hình ảnh thu lại cho thấy hình dáng, khoảng cách của các chi tiết bên ngoài vật thể. Ảnh: Vox. |
Trong bức ảnh này, có thể thấy những virus SARS-CoV-2 (màu da cam) thoát ra từ bề mặt tế bào (màu xanh và hồng). Hình ảnh này chi tiết và có thể nhìn rõ mức độ xa/gần của từng virus, cho thấy khoảng cách tương đối. Ảnh chụp từ kính hiển vi SEM nhìn rất thật, bởi phản xạ ánh sáng cũng là cách mắt người thu nhận hình ảnh ngoài đời. Ảnh: NIAID. |
Loại ảnh thứ hai là TEM. Trong những bức ảnh TEM, chùm electron sẽ được bắn xuyên qua vật thể. Từ đó, chúng ta phần nào tái hiện được cấu trúc bên trong của chúng. Ảnh: Vox. |
Bằng phương pháp này, chúng ta có thể nhìn thấy rõ đâu là phần "nhân" của virus, đâu là các gai protein chúng dùng để xâm nhập tế bào. Ảnh: NIAID. |
Kết hợp 2 hình thức, chúng ta có thể hiểu rõ hơn cách virus hoạt động. Lưu ý, mọi hình ảnh chụp lại dưới kính hiển vi điện tử đều là ảnh trắng đen, màu sắc được thêm vào sau đó để dễ nhận biết các vật trong hình. Ảnh: Vox. |
"Tôi nghĩ nếu có thể đối diện với kẻ thủ, chúng ta sẽ bớt sợ hơn. Khi nhìn thấy và hiểu cách virus hoạt động, chúng ta biết mình có thể kiềm chế chúng", bà Elizabeth Fischer, nhà nghiên cứu tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) chia sẻ. Ảnh: NIAID. |